Các nhà lãnh đạo của ba nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu sẽ gặp nhau tại Strasbourg sau ngày hôm qua để giải quyết sự khác biệt giữa họ, tìm ra hướng giải quyết cho cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng tại châu Âu.
Hội đàm sẽ bao gồm đại diên các nước, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức bà Chancellor Angela Merkel và Thủ tướng Italia Mario Monti – người nhậm chức tuần trước sau khi người tiền nhiệm, ông Silvio Berlusconi đã rời bỏ chiếc ghế và để lại những lo ngại với chương trình trình cải cách của Rome.
Các vị đứng đầu sẽ cùng nhau tìm mọi cách để tăng lượng thầu của khối 17 quốc gia nhằm ổn định thị trường trái phiếu bằng việc cải tổ về mặt quản trị tài chính của quốc gia mình, mục đích ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ sẽ lây lan rộng rãi hơn.
Nước Đức, dù vẫn được xem là nền kinh tế mạnh trong khu vực đồng euro, đến nay đã thoát khỏi cơn thịnh nộ của thị trường nhưng về lâu dài nền kinh tế của nó sẽ phải phụ thuộc vào các đối tác thương mại EU, việc giảm thâm hụt và ổn định nền kinh tế.
Riêng Tổng thống Sarkozy có thêm một mục tiêu: đó là năm tháng trước khi tìm cách tái tranh cử ông đã đặt cược uy tín của bản thân là Pháp sẽ giữ được hạng tín dụng AAA hàng đầu của mình, bất chấp sự cảnh báo từ các cơ quan xếp hạng tín dụng.
Ông cho biết, với Pháp thì cuộc họp tại Srasbourg là cuộc họp rất quan trọng nhưng ông Monti đã làm nản lòng các chính khách khi cho rằng đó chỉ là một chuyến viếng thăm chính thức và không có tính chất nghị sự.
Ý đã chỉ trích những gì Phó thống đốc ngân hàng trung ương Pháp, ông Fabrizio Saccomanni phàn nàn về sự thống trị của Đức trong việc xử lý cuộc khủng hoảng, và cựu ủy viên EU Monti đã kêu gọi sự hưởng ứng trong cộng đồng châu Âu.
Theo người tiền nhiệm của Monti, ông Berlusconi thì Italy hết sức khó khăn với số nợ 1,9 nghìn tỷ euro, dù rằng đất nước hình chiếc ủng là thành viên của G8 và là nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực châu Âu.
Sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo EU tại Brussels, ông Monti hy vọng thông qua cuộc hội đàm lần này có thể lấy lại một số ảnh hưởng của Rome đã bị mất.
Bộ trưởng Tài chính Pháp đã lên tiếng kêu gọi, phía Đức nên dịu lại và có những thỏa thuận với ECB. Pháp và nhiều thành viên khác trong khu vực tin tưởng rằng, nếu ECB được phép phát hành nợ có chủ quyền thì nguồn tài nguyên “không giới hạn” này sẽ kết thúc những khó khăn về đầu cơ cũng như tạo ra những tiềm năng thị trường mới.
Tuy nhiên, Đức, với sự ám ảnh của siêu lạm phát liên chiến tranh trong quá khứ, vẫn cực lực phản đối bất kỳ biện pháp nào liên quan đến việc in euro, phá hoại sự độc lập và nhiệm vụ của ECB trong việc kiềm chế lạm phát.
Đức đã từng tham gia vào một thỏa thuận vào 26 – 27/10 tại Brussels về việc mở rộng quyền hạn và vốn của Quỹ Ổn định tài chính châu Âu, với vai trò là Quỹ cứu trợ nhưng lại quá nhỏ để có thể bào vệ cho Italy.
Mặc dù bà Merkel công khai phản đối, nhưng Paris vẫn hy vọng Đức sẽ không quay lưng lại với ECB khi tình hình khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng hơn.
Thanh Nga
(theo AFP)