Tái cấu trúc Tổng công ty nhà nước: Nhìn từ Vinaconex

Thứ tư, 04/07/2012, 08:40
Tổng Công ty Vinaconex đã thực hiện quá trình tái cấu trúc với sự tư vấn từ Công ty Kiểm toán KPMG.

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex-VCG là một tổng công ty lớn trong ngành xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng tại Việt Nam và thực hiện chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ.

Có thể nói tính đến thời điểm lập kế hoạch tái cấu trúc 2008, Vinaconex đã tăng trưởng nhanh thông qua chiến lược đa dạng hóa.

Nhiều dự án lớn đã được Tổng công ty thực hiện nhằm mở rộng chuỗi giá trị trên các lĩnh vực như: (1) Sản xuất vật liệu xây dựng, (2) Kinh doanh bất động sản, (3) kinh doanh tài chính, (4) sản xuất điện năng.

Tuy nhiên, quá trình đa dạng hóa không được như mong đợi khi tỷ suất lợi nhuận ở mức thấp, hệ số nợ cao gây áp lực căng thẳng lên dòng tiền. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải tái cấu trúc.


Sơ đồ 1: Những nguyên nhân tái cấu trúc

Xây dựng các tư tưởng tái cấu trúc

Sơ đồ 2: Tóm tắt tư tưởng tái cấu trúc của Vinaconex

 

Xây dựng tư tưởng tái cấu trúc chiến lượcQuá trình xây dựng tư tưởng tái cấu trúc chiến lược của Tổng Công ty được xem là trải qua năm bước cơ bản. Năm bước này được minh họa tại sơ đồ 3.

Sơ đồ 3: Quy trình xây dựng tư tưởng tái cấu trúc chiến lược

 
 
Xác định mục tiêu trung hạn

Mục tiêu trung hạn cần là điểm khởi đầu của quá trình tái cấu trúc vì nó xác định mục tiêu của tái cấu trúc, mức độ huy động nguồn lực và các giải pháp tái cấu trúc cần thiết.

Theo báo cáo thường niên năm 2008, Tổng Công ty Vinaconex xác định, đến năm 2015 Tổng Công ty Vinaconex trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản tại Việt Nam và khu vực.

Xác định ngành nghề kinh doanh cốt lõi

Dựa trên những thế mạnh truyền thống, khả năng sinh lời và thị phần hiện đang nắm giữ trên từng lĩnh vực kinh doanh, Tổng Công ty xác định hai ngành nghề kinh doanh cốt lõi: (1) xây dựng và (2) bất động sản. Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng xác định những ngành nghề được xác định là ngành kinh doanh bổ trợ cho hai ngành kinh doanh chính bao gồm:

1.      Tư vấn thiết kế
2.      Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng
3.      Xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động
4.      Kinh doanh thương mại

Công ty mẹ Tổng Công ty xác định không trực tiếp kinh doanh lĩnh vực này mà tham gia góp vốn không chi phối vào một số đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực bổ trợ này.

Thay đổi cấu trúc theo hướng chuyên môn hóa

Tính đến cuối năm 2010, tổng công ty đang trực tiếp quản lý 42 công ty con, 16 công ty liên doanh liên kết.

Điều này cho thấy, số lượng đầu mối trực thuộc công ty mẹ là rất lớn và không hiệu quả. Nhằm mục đích thu hẹp các đầu mối theo hướng chuyên môn hóa cũng như phục vụ cho kế hoạch phát triển mô hình tập đoàn, Tổng Công ty đã lựa chọn các công ty con mạnh trong từng lĩnh vực chuyên ngành, chuyển nhượng vốn góp của tổng công ty tại một số công ty con khác về các công ty con này để phát triển các công ty con này theo mô hình tổng công ty.       

Đi cùng với lựa chọn các công ty con hoạt động theo mô hình tổng công ty, công ty mẹ thực hiện hỗ trợ tài chính cho những công ty này thông qua việc góp vốn cổ phần tăng vốn chủ sở hữu.

Tái định vị lại mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên

Tái cấu trúc đòi hỏi việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa công ty mẹ với công ty con nhằm đảm bảo tính chuyên môn hóa và tăng hiệu quả hoạt động. Tổng Công ty xác định chức năng của Công ty mẹ như sau:

- Trực tiếp thực hiện hai lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng và bất động sản, thực hiện đầu tư tài chính vào các công ty thành viên. Vai trò của Công ty mẹ Vinaconex đối với các công ty thành viên:

Sử dụng uy tín và tiềm lực tài chính tìm kiếm các dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Một số dự án công ty mẹ thực hiện và một số dự án giao lại cho các công ty nòng cốt thực hiện.

Cung cấp thông tin cho các công ty thành viên, cho phép công ty cháu sử dụng thương hiệu Tổng Công ty thông qua hợp đồng license.

Hỗ trợ tài chính cho công ty con thông qua đầu tư tài chính vào công ty con, cho vay vốn theo các hình thức phù hợp, mua trái phiếu của công ty con.

- Giữ vai trò định hướng phát triển chung và tập trung phát triển thương hiệu tập đoàn.

- Duy trì và kiểm soát chặt chẽ các công ty thành viên để đảm bảo định hướng chiến lược của tập đoàn được tuân thủ.

Như vậy, Tổng công ty tái định vị vai trò của công ty mẹ theo xu hướng công ty mẹ giảm tỷ trọng kinh doanh trực tiếp mà tăng cường các vai trò tìm kiếm và đầu tư dự án lớn, hỗ trợ tài chính, phát triển thương hiệu và thông tin cho các công ty con và điều phối dòng tiền của toàn tổng công ty. Đây được xem là một sự chuyên môn hóa phù hợp và có hiệu quả.

Xác định danh mục công ty con nắm giữ và thoái vốn

Danh mục các công ty con thoái vốn thường là những công ty con có quy mô nhỏ, kinh doanh thua lỗ hoặc sinh lời kém hoặc các công ty con không thuộc ngành kinh doanh cốt lõi.

Việc thoái vốn có thể được thực hiện bán cho các công ty con chủ lực để phát triển các công ty con chủ lực này theo mô hình tổng công ty hoặc bán hẳn cho đối tác bên ngoài. Năm 2010, Hội đồng quản trị Tổng Công ty đã ra nghị quyết giữ lại 22 công ty con, còn lại sẽ tiến hành thoái vốn.

Như vậy, việc thanh lý các mảng danh mục kém hiệu quả sẽ góp phần làm cải thiện khả năng sinh lời của Tổng Công ty khi đồng vốn được tập trung đầu tư vào những mảng kinh doanh cốt lõi đem lại tỷ suất lợi nhuận cao.

Tư tưởng tái cấu trúc tài chính
       
Quá trình xây dựng tư tưởng tái cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Vinaconex được xem là trải qua ba bước cơ bản. Ba bước này được minh họa tại sơ đồ 5.

Sơ đồ 4: Quá trình xây dựng tư tưởng tái cấu trúc tài chính

 

Để khắc phục tình trạng tiềm lực vốn chủ sở hữu còn hạn chế so với quy mô tăng trưởng, giảm sự phụ thuộc vào nợ vay, Tổng Công ty đã đặt ra lộ trình tăng vốn chủ sở hữu lên 3.000 tỷ đồng năm 2009 và lên mức 5.000 tỷ đồng năm 2010.

Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng Công ty xác định vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp huy động vốn như: phát hành cổ phần cho đối tác chiến lược, phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

Bên cạnh đó, phục vụ cho chiến lược huy động vốn dài hạn, Tổng Công ty xác định sẽ đánh giá định mức tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và tiến tới niêm yết cổ phiếu tại các sở giao dịch nước ngoài.

Tiến độ thực hiện tái cấu trúc

Minh họa về tiến độ tái cấu trúc tại sơ đồ dưới đây dựa trên những thông tin tốt nhất mà chúng tôi thu thập được.

 
Sơ đồ 5: Tiến độ thực hiện tư tưởng tái cấu trúc
 
 
Như vậy, chúng ta có thể thấy, các giải pháp tái cấu trúc đã được thực hiện theo kế hoạch tái cấu trúc được vạch ra, tuy nhiên, tiến độ tái cấu trúc đã không đạt được như kế hoạch ban đầu. Một số giải pháp tái cấu trúc quan trọng đã không được thực hiện theo đúng tiến độ:

Thứ nhất, theo kế hoạch, việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng cần được thực hiện trong năm 2009. Tuy nhiên, việc tăng vốn này chỉ được thực hiện thành công trong năm 2010 và mốc kế hoạch tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2010 đã phải lùi sang năm 2012 do tình hình thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi.

Thứ hai, dự án xi măng Cẩm Phả với tổng mức đầu tư lên tới 7.000 tỷ đồng và phải vay nợ ngoại tệ rất lớn đang hoạt động thiếu hiệu quả và tạo ra gánh nặng nợ rất lớn cho Tổng Công ty, theo kế hoạch sẽ được thoái vốn trong năm 2010, tuy nhiên, kế hoạch này đã không thực hiện được khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi.

Trong năm 2012, Tổng Công ty dự kiến sẽ thoái vốn 51% dự án này cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam Vicem.Nguồn tiền và việc sử dụng tiền từ tái cấu trúc

Bảng 1: Nguồn tiền và sử dụng tiền từ tái cấu trúc 2009 – 6 tháng 2011

 

Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009 - 2010
6t/2011
Tổng cộng
Tỷ trọng
Nguồn tiền
 
 
 
 
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu
1.274
0
1.274
36%
Tiền thanh lý tài sản
72
0
72
2%
Tiền thu từ thoái vốn cổ phần
579
129
708
20%
Tổng tiền thu từ tái cấu trúc
1.925
129
2.054
59%
Tiền lãi và cổ tức được chia
676
173
849
24%
Tiền thu hồi thuần khoản cho vay
238
121
359
10%
Sử dụng số dư tiền mặt tích lũy
-582
811
229
7%
Tổng nguồn tiền
2.257
1.234
3.491
100%
Sử dụng tiền
 
 
 
 
Tài trợ thâm hụt từ kinh doanh
213
560
773
22%
Góp vốn vào công ty thành viên
957
117
1.074
31%
Đầu tư tài sản cố định
593
63
656
19%
Chi trả cổ tức cho cổ đông
515
352
867
25%
Tiền chi trả vốn vay thuần
-21
142
121
3%
Tổng sử dụng tiền
2.257
1.234
3.491
100%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ

Về nguồn tiền từ tái cấu trúc

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn tiền được tạo ra trong giai đoạn này là 3.491 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền được tạo ra từ ba hoạt động tái cấu trúc cơ bản lên tới 2.054 tỷ đồng, chiếm tới 59% tổng nguồn tiền.

Số tiền lớn nhất là từ giải pháp tái cấu trúc tài chính thông qua phát hành cổ phiếu số tiền lên tới 1.274 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn tiền tạo ra.

Về sử dụng tiền từ tái cấu trúc Lượng tiền từ tái cấu trúc được sử dụng lớn nhất vào việc tăng đầu tư vốn cho các công ty con chủ chốt thuộc ngành nghề kinh doanh có thế mạnh nhằm tập trung cho ngành nghề kinh doanh chính, lên tới 1.074 tỷ đồng, chiếm 31% tổng sử dụng tiền.

Sử dụng tiền có quy mô lớn thứ hai là chi trả cổ tức cho cổ đông, chiếm 25% tổng sử dụng tiền. Chi trả nợ vay thuần là 121 tỷ đồng, chiếm 3% tổng sử dụng tiền.

Số liệu từ dòng tiền cho thấy tái cấu trúc tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một nhân tố khác đóng vai trò trọng yếu đối với thành công của tái cấu trúc tại Vinaconex là Tổng Công ty đã nhận được sự hậu thuẫn của Nhà nước thông qua sự hỗ trợ rất lớn của các ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình tái cấu trúc tài chính.

Chính vì vậy trong suốt giai đoạn này, mặc dù trong điều kiện hệ số nợ rất cao và rủi ro với các ngân hàng, Tổng Công ty chỉ phải chi trả nợ vay thuần 121 tỷ đồng. Nếu không có sự hậu thuẫn này, có lẽ toàn bộ dòng tiền thu được từ tái cấu trúc sẽ bị cạn kiệt khi tổng công ty phải trả nợ ngân hàng và tổng công ty sẽ không thể hỗ trợ kịp thời cho các công ty con thuộc ngành kinh doanh chính.

Thứ ba, Tổng Công ty tái cấu trúc trong điều kiện tăng trưởng: Nhờ sự hậu thuẫn lớn của Nhà nước về các hợp đồng xây dựng lớn và các dự án bất động sản, Tổng Công ty tiếp tục đạt được sự tăng trưởng mạnh về doanh thu khi thực hiện tái cấu trúc. Điều này khiến cho tái cấu trúc sẽ đạt được kết quả thành công hơn.

Quá trình tái cấu trúc tại Tổng Công ty Vinaconex tính từ năm 2008 đến năm 2011 đã diễn ra được 4 năm và dự kiến sẽ còn tiếp diễn sang các năm tới và có thể sẽ kết thúc vào năm 2013 tức là hoàn thành tái cấu trúc sau 6 năm thực hiện. Như vậy, có thể thấy rằng, quá trình tái cấu trúc Tổng Công ty là một quá trình tương đối lâu dài.


Theo TTVN

Các tin cũ hơn