Trương Đình Anh – Từ giấc mơ Thủ tướng đến lá đơn từ nhiệm

Thứ sáu, 28/09/2012, 07:52
Là một trong rất ít doanh nhân trẻ đã công khai bày tỏ ước mơ "trở thành Thủ tướng trước 40 tuổi", tuy nhiên cho đến tuổi 42, sự nghiệp của Trương Đình Anh vẫn gắn với sự phát triển của FPT.
Chia sẻ trong một bài phỏng vấn lúc mới nhận chức tân tổng giám đốc FPT năm 2011, và đã 41 tuổi, khi được hỏi có còn ước mơ làm Thủ tướng.

Trương Đình Anh nói: “Mỗi người đều có một thời thanh niên sôi nổi, với những ước mơ và khát vọng. Khi chúng ta trưởng thành, suy nghĩ của chúng ta sẽ trở nên thực tế hơn. Hiện nay tôi là một nhà doanh nghiệp, là TGĐ của Tập đoàn FPT với những mục tiêu kinh doanh thực tế. Những ước mơ gắn nhiều hơn với doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của mình”.

 

Tân Tổng giám đốc FPT lúc ấy dường như đã quên giấc mơ Thủ tướng và muốn toàn tâm toàn ý cho FPT. 

FPT  đã lớn mạnh tới tầm cỡ của “người khổng lồ”, nhưng Trương Đình Anh cho rằng: “Thỏa mãn hay dừng lại chính là ký quyết định khai tử doanh nghiệp của mình. Tôi quan niệm là làm sao để FPT là một người khổng lồ, nhưng người khổng lồ đó phải hết sức nhạy cảm, năng động, khéo léo, khôn ngoan.

Một người khổng lồ sẽ dễ dàng bị đánh bại, nếu như một con ong đốt vào tay mà ba ngày sau mới cảm thấy đau hoặc cứ dễ dàng chấp nhận cho ong đốt. Làm sao để hệ thống quản trị, truyền dẫn thông tin từ bất cứ đơn vị nhỏ nào phải được phản ánh lên hệ thống thông tin của tập đoàn và khi cần thiết, lãnh đạo tập đoàn phải nhanh chóng đưa quyết định mạnh mẽ”.

 
Năm 2012, khi nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước lao đao, “người khổng lồ” FPT đã bị ong đốt  nhưng phản ứng hơi chậm hoặc  đã “dễ dàng để ong đốt”.  

28/8 mới đây FPT đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo hướng giảm mức doanh thu cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trường.

Trước đó, Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh đã nghỉ phép tới hai tháng – một điều bất thường với một CEO. Khi quay lại làm việc vào ngày 17/9, Trương Đình Anh muốn mạnh tay điều chỉnh, cải tổ thật mạnh ở những đơn vị không hoàn thành kế hoạch, trong đó có cả việc miễn nhiệm lãnh đạo.

Nhưng cũng có câu hỏi đặt ra: vị trí CEO của Trương Đình Anh sẽ ra sao nếu FPT không hoàn thành kế hoạch?
 
CEO đầy khát vọng đưa FPT thành một tập đoàn toàn cầu đã từ nhiệm
 
Khát vọng lớn, cá tính mạnh mẽ và thực dụng là những phẩm chất mà HĐQT FPT nhìn thấy và hy vọng nhiều ở Trương Đình Anh.

Nhưng dường như cá tính mạnh mẽ ấy đã không tránh được những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và Hội Đồng Quản trị (HĐQT), lý dó dẫn đến việc từ nhiệm của CEO này.

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT và là tân giam đốc FPT cho rằng cách nói đó của Trương Đình Anh là “nâng cao quan điểm” và nhìn nhận có sự khác biệt và chứ không bất đồng quan điểm.

 
Vậy là CEO đầy khát vọng đưa FPT thành một tập đoàn toàn cầu đã từ nhiệm. Liệu danh vọng và tiền có còn quan trọng với Trương Đình Anh?
 
Sẽ dùng phần lớn tài sản và thời gian để “phục vụ lợi ích xã hội”?
 
Trương Đình Anh từng tâm sự: “Đối với gia đình tôi, 5% những gì chúng tôi có là hoàn toàn đủ để chúng tôi sống tốt. 5% nữa có thể giúp chúng tôi sống một cách thoải mái hơn. Vậy 90% còn lại, tôi có thể làm gì để cuộc sống của mình có ích hơn, phù hợp với những gì mình tâm huyết?
 
90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích - thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng.
Tôi từng hỏi nếu có 1 triêu USD sẽ làm gì? Lúc tôi chưa có tiền, tôi nghĩ sẽ tậu nhà to, “siêu xe” sẽ ăn chơi thoả thích. Từ khi trắng tay đến khi có tiền cách sống của tôi thay đổi.
 
Tôi rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội, chỉ có như vậy 90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích - thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng”
 
Và điều mà Trương Đình Anh đã vạch ra có vẻ như đã đến sớm hơn dự định. Ở tuổi 42, người từng tham vọng trở thành Thủ tướng sẽ dành toàn bộ thời gian để làm những việc công ích cho xã hội, một dạng như Bill Gate chăng.
 
“Tự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một Quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho lợi ích xã hội”, Trương Đình Anh chia sẻ khi mới nhậm chức tổng giám đốc FPT. Và bây giờ, sau khi đã từ nhiệm, là lúc để Trương Đinh Anh thực hiện dự định đầy nhân bản đó chăng?                                                                      

Theo The Box

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích