Rác thải điện tử chính là một nguồn tài nguyên phong phú nếu biết tận dụng. Việc tái chế rác thải điện tử tại các nước đang phát triển sẽ tạo việc làm, giảm khí thải có hại và thu hồi nhiều kim loại quý như bạc, vàng, đồng... Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến rác thải điện tử:
Người Mỹ đang loại bỏ dần một lượng lớn thiết bị điện tử ngày càng tăng. Mọi người muốn tống khứ khoảng 29,4 triệu máy tính, 22,7 triệu tivi và 129 triệu thiết bị di động hằng năm, theo số liệu mới nhất của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ. Chỉ có khoảng một phần tư trong số lượng các thiết bị nói trên được tái chế. |
Một số trường hợp, các thiết bị bỏ đi có thể được tân trang và tái sử dụng, còn hơn là vứt bỏ chúng đi. Khoảng 38% thiết bị di động được thu thập sẽ được tái sử dụng, theo EPA. |
Các thiết bị điện tử bị tháo rời có chứa các kim loại đáng giá, đây được xem là mỏ kinh doanh lớn. Ví dụ, một triệu điện thoại di động sẽ chứa khoảng 15.875 kg đồng, 350 kg bạc, 34 kg vàng và gần 15 kg palađi. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử cũng chứa một lượng lớn chất độc hại như chì, kim loại nặng cadmium, thủy ngân, có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không bỏ chúng đúng cách. |
Tái chế rác thải điện tử đang trên đà tăng dần. Khoảng 54% trong tổng số thiết bị điện tử bị vứt bỏ sẽ được tái chế vào năm 2025, tăng từ 18% trong năm 2010, theo Pike Research, một công ty nghiên cứu thị trường công nghệ sạch. Thỉnh thoảng, rác thải điện tử được chuyển sang Nigeria, Ghana và một số nước đang phát triển khác mà có luật môi trường lỏng lẻo. Một số công ty như Dell (DELL) từ chối xuất khẩu rác thải điện tử đến các quốc gia đang phát triển, bởi vì họ lo ngại tác động đến môi trường và những kỹ thuật tái chế không an toàn. |
Các công ty đang khuyến khích chỉ sử dụng thiết bị tái chế đồ điện tử, được chứng nhận qua R2 Solutions và chương trình E-Stewards. Khi loại bỏ các thiết bị điện tử, công ty nên chắc rằng tất cả dữ liệu đã bị xóa từ các thiết bị. Ghi đè lên ổ đĩa cứng hoặc băm nhỏ dữ liệu là cách phổ biến. Tuy nhiên, nhiều công ty lờ đi việc này hay chuyển công việc xóa dữ liệu cho máy tái chế một cách vô tội vạ. Bất kỳ công ty nào phát hiện dữ liệu quan trọng bị mất do bất cẩn thì có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý. |
Tính bền vững đang dần được coi trọng trong hoạt động của các công ty. Do đó, những vị trí lãnh đạo liên quan đến tính bền vững của công ty đã được hình thành. Hiện đã có khoảng 29 giám đốc phụ trách tính bền vững trong tập đoàn lớn vào năm 2011, theo nghiên cứu công ty tuyển dụng Weinreb Group. Kết quả sơ bộ của một báo cáo cho thấy số lượng tuyển vị trí này đã tăng 20% kể từ lúc nghiên cứu ban đầu. Các công ty hiện có giám đốc bền vững bao gồm Coca Cola (KO), Kellogg (K), DuPont (DD), UPS (UPS) và AT&T (T). Khái niệm bền vững gắn liền với các khái niệm xanh (green), môi trường (environment), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility- CSR). Trong nhiều trường hợp, các khái niệm này được hiểu rất gần nhau. |
Theo VnExpress