Diễn biến lạ của giá vàng

Thứ sáu, 12/04/2013, 11:59
Giá vàng trong nước đang có diễn biến khác lạ và khó đoán do tác động của hai nhóm yếu tố: Giá vàng trên thị trường thế giới và các yếu tố ở trong nước.

Sự khác lạ của giá vàng ở trong nước được nhận diện ở các góc độ khác nhau. Trước hết là giá vàng SJC trong những ngày gần đây.

Trước ngày (28/3), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng đợt 1, giá vàng đang ở mức tương đối cao đã giảm nhanh. Sự giảm xuống này có một phần do giá vàng trên thế giới giảm xuống (tương ứng từ 1.612,16 USD/ounce xuống 1.598,66 USD/ounce); một phần do sự “đánh xuống” của một số ngân hàng thương mại và công ty kinh doanh vàng để “kéo” giá thầu xuống.

Từ ngày 28/3 đến ngày 3/4, giá vàng tăng lên và đạt mức cao nhất vào ngày Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần thứ 2. Sự tăng lên này có một phần do giá khởi điểm trong ngày đấu thầu đầu tiên ở mức cao hơn giá thị trường.

Ngày 4 và 5/4, giá vàng trong nước giảm xuống. Sự giảm xuống này có một phần do giá vàng trên thế giới giảm (từ tương ứng giảm 1.599,98 USD/ounce ngày 2/4 xuống 1.547,89 ngày 4/4 và 1.551,73 USD/ounce ngày 5/4); có một phần do giá khởi điểm của 2 đợt đấu thầu lần thứ 2 và thứ 3 đã không cao hơn giá thị trường như lần thứ nhất.

giá vàng

Một sự khác lạ khác và cũng là sự khác lạ nhất là giá vàng ở trong nước vẫn tiếp tục chênh lệch lớn và gia tăng so với giá vàng thế giới.

So với đỉnh điểm trước đây, giá vàng ngày 5/4 trên thế giới đã giảm 21%, trong khi đó giá vàng trong nước chỉ giảm 12,8% - chưa bằng 2/3 tốc độ giảm của giá vàng thế giới.

Một sự khác lạ khác và cũng là sự khác lạ nhất là giá vàng ở trong nước vẫn tiếp tục chênh lệch lớn và gia tăng so với giá vàng thế giới.

Để lý giải sự khác lạ này, cần ngược thời gian trở lại cách đây một vài chục năm. Khi vàng được chính thức thị trường hoá, giá vàng trong nước đã tăng “phi mã” (vào năm 1991 giá vàng đã tăng tới 88,7%).

Tuy nhiên, giá vàng năm nay đã giảm mạnh (giảm 31,3%) và những năm sau đó có năm tăng, năm giảm, với tốc độ nhỏ hơn nhiều (tính chung 10 năm từ 1992 đến 2001, giá vàng giảm 23,24%, bình quân 1 năm giảm 2,61%).

Vào thời kỳ này, việc tích trữ vàng trong dân đã xuất hiện, nhưng chưa nhiều, một mặt do giá vàng giảm, mặt khác do bất động sản bước vào 2 đợt sốt giá lớn (1993 - 1994 và 2000 - 2001), với tốc độ tăng giá tính bằng lần, chục lần.

Từ 2002 đến 2011, giá vàng đã tăng liên tục, tăng với tốc độ cao - năm 2011 so với năm 2001, giá vàng cao gấp trên 8,6 lần, bình quân 1 năm tăng tới 24,01% (trong khi trong cùng thời gian, giá tiêu dùng cao gấp 2,6 lần, bình quân 1 năm tăng 9,91%, giá USD cao gấp trên 1,4 lần, bình quân 1 năm tăng 3,48%). Đây cũng được coi là “thập kỷ vàng”, đến mức người người phải thốt lên “vàng bỏ ống” cũng có lãi.

Tuy nhiên, năm 2012 giá vàng đã tăng chậm lại nhanh (tăng 0,4%) và quý I/2013 đã giảm tương đối sâu (giảm 4,73%); song cũng từ thời gian này chênh lệch giữa giá vàng ở trong nước với giá vàng trên thị trường thế giới xuất hiện ở mức cao và kéo dài, tạo sự phản ứng trong dư luận, trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay với các đại biểu Quốc hội.

Để dự đoán, cần dựa vào 2 nhóm yếu tố.

Giá vàng thế giới theo dự đoán của nhiều chuyên gia là có xu hướng giảm, vì hai lý do chính.

(1) Tăng trưởng kinh tế của nhiều nền kinh tế có dấu hiệu hoặc là thoát dần khủng hoảng (để không giảm sâu như trước), hoặc là tăng trưởng cao hơn. Giá vàng thế giới tính bằng USD, trong khi giá của đồng USD tăng lên (chỉ số đo sức mạnh của đồng USD có xu hướng tăng lên, hiện đạt trên 82,36).

(2) Lượng vàng mà các quỹ đầu tư ETP nắm giữ có xu hướng giảm xuống (hiện chỉ còn ở mức 2.434,4 tấn, mức thấp nhất trong nhiều tháng qua, do đẩy mạnh bán ra).

Ở trong nước, các yếu tố tác động bao gồm 2 loại. (1) Yếu tố cung - cầu trên thị trường. Cung trên thị trường mấy năm bị giảm do xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu; do các ngân hàng thương mại đẩy mạnh mua vào. Cầu trên thị trường tăng do áp lực tâm lý “tích cốc phòng cơ” vẫn gia tăng bởi sự e ngại lạm phát cao vẫn còn lớn. (2) Sự can thiệp của chính sách.

Một mặt, do lượng vàng còn tồn đọng ở trong dân lớn, cần được huy động để chuyển thành vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi cung - cầu mất cân đối, Ngân hàng Nhà nước dùng vàng dự trữ bán ra để tăng cung.

Với động thái tăng cung liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua đấu thầu, thì cung - cầu ở trong nước sẽ được cải thiện dần và giá vàng trong nước sẽ có xu hướng giảm xuống theo và theo đó sẽ giảm chênh lệch so với giá trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, giá khởi điểm đấu thầu phải sát với giá thị trường (trước ngày đấu thầu) và việc đấu thầu cần phải liên tục và giữ được khối lượng lớn. Có như vậy, các ngân hàng thương mại mới bán ra nhanh, tác động kịp thời với giá thị trường.

Theo VnEconomy

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn