Điểm mặt những hãng công nghệ bị thâu tóm vẫn “sống tốt”

Thứ năm, 12/04/2012, 17:08
Người hâm mộ Instagram lo ngại Facebook sẽ hủy hoại ứng dụng ảnh ưa thích của mình sau khi thâu tóm, nhưng có lẽ viễn cảnh đó không đáng sợ tới vậy.

>>Rapper Mỹ muốn mua lại RIM
>>Điều khiển giấc mơ với iPhone

Lịch sử công nghệ chứng kiến nhiều thương vụ thâu tóm không đi tới đâu, bị thất bại vì tính quan liêu hay không bất tài, và có thể là “âm mưu” từ trước. (Cách trừ khử kẻ thù nào tốt hơn là mua lại họ?)

Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng tệ như thế. Dưới đây là một số công ty công nghệ sau khi bị mua lại vẫn sống sót và phát triển mạnh mẽ.

Google – YouTube
 
Thương vụ Facebook – Instagram gần tương tự Google – Facebook. YouTube tiên phong trong việc khuyến khích người dùng tải video trên Web, cũng như Instagram tiên phong trong chia sẻ hình ảnh di động. Hai công ty cũng phát triển mạnh như cỏ mọc sau mưa. Google và Facebook bản thân cũng có những sản phẩm cạnh tranh nhưng chất lượng quá tệ.


Google có thể kìm chân và dần dần xóa sổ YouTube vì Google Video. Tuy nhiên, công ty lại hợp tác với những người sở hữu video về vấn đề bản quyền và biến YouTube trở thành trang chia sẻ video lớn nhất Internet thời điểm này.

Apple – Siri

Siri không phải chịu chung số phận biến mất không tăm tích với dịch vụ âm nhạc Lala được Apple mua lại năm 2009. 18 tháng sau khi mua Siri, Apple biến nó thành trợ lí ảo thông minh cho iPhone 4S. Siri giúp Apple bán được hơn 37 triệu iPhone trong quý cuối năm 2004.

Amazon – Zappos

Amazon mua Zappos năm 2009, nhưng thay vì đưa công ty bán giầy lên chiếc du thuyền của mình, Amazon cho phép Zappos hoạt động độc lập như một công ty con và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Microsoft – Halo

Nhà sản xuất game Bungie Studios lần đầu trình diễn Halo tại MacWorld. Trò chơi hành động nổi tiếng trên Xbox hiện nay ban đầu là trò chơi cho Mac.

Microsoft mua lại công ty năm 2000 và đưa Halo vào máy chơi game Xbox đầu tiên, dựa trên cấu trúc chip PowerPC tương tự máy Mac tại thời điểm đó. Thành công của Xbox với Halo đủ để thuyết phục Microsoft tạo ra Xbox 360 – thiết bị giải trí gia đình nổi tiếng hiện nay.

Yahoo – Four11


Năm 1997, Yahoo mua Four11 với giá 92 triệu USD và biến nó thành dịch vụ email lớn nhất thế giới tại thời điểm đó – Yahoo Mail. Hiện đây vẫn là sản phẩm quan trọng của Yahoo, dù nhiều người dùng trẻ không còn mặn mà lắm với thư điện tử.

Saleforce – Heroku

Nhà cung cấp ứng dụng trực tuyến Salesforce đã sở hữu nền tảng điện toán đám mây cho các nhà phát triển riêng trước khi trả 212 triệu USD mua lại nền tảng ứng dụng đám mây Heroku năm 2010.

Salesforce vẫn tiếp tục đầu tư vào Heroku và hiện đã có hơn 1 triệu ứng dụng, tăng từ 100.000 tại thời điểm mua lại nền tảng.

Cisco – WebEx

Cisco trả 3,2 triệu USD mua lại công ty cộng tác trực tuyến WebEx năm 2007. Thực tế, Cisco cần dựa khá nhiều vào WebEx để phát triển trong những năm tới.

Microsoft – Skype


Microsoft mua Skype với giá 8 tỉ USD gần một năm trước và không bỏ Skype đơn độc. Skype vẫn hoạt động trên Mac. Microsoft không cố gắng tiếp thị thêm sản phẩm nào tại trang chủ Skype và dịch vụ hiện đã vượt qua 40 triệu người dùng. Thậm chí, gã khổng lồ phần mềm còn dự tính tích hợp Skype vào Xbox Live, Windows Phone và cả máy tính Windows để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ.

Google – Android

Google mua lại doanh nghiệp trẻ chuyên về phần mềm điện thoại vào năm 2004 và biến Android thành nền tảng smartphone số 1 thế giới (ít nhất là về thị phần). Đôi lúc, các công ty lớn cần phải giúp đỡ những doanh nghiệp trẻ nhận ra tiềm lực thật sự của mình.

Apple – NeXT

 
Khi Apple mua lại NeXT năm 1998, không chỉ sở hữu hệ điều hành giúp hồi sinh Macintosh mà sau đó hình thành nền tảng cơ bản cho iOS mà còn có lại được Steve Jobs. Vụ mua lại đã giúp Apple tiếp tục phát triển trở thành công ty phát triển nhất thế giới.

Theo itnews

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn