Đạo luật CISPA (Cyber Intelligence Sharing and Protection Act) là đạo luật về việc chia sẻ và bảo vệ thông tin tình báo trên mạng đã được hạ viện Mỹ thông qua ngày 26/04 vừa qua.
Tất nhiên việc được Hạ viện thông qua không đồng nghĩa với việc đạo luật này có thể được áp dụng ngay mà còn cần thông qua sự phê chuẩn của Thượng viện và Tổng thống. Và trong khi chờ đợi kết quả từ phía Thượng viện Mỹ, để biết rằng CISPA có trở thành một đạo luật mới hay không thì ta hãy xem qua một vài điểm cần lưu ý về đạo luật này.
CISPA không liên quan gì tới SOPA
Nếu bạn đang có những quan tâm nhất định tới CISPA thì có lẽ bạn cũng đã nghe nói tới SOPA (Stop Online Piracy Act) - dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến đã không còn tồn tại. Và tất nhiên, sẽ có những đánh đồng nhất định về CISPA và SOPA, nhưng liệu như vậy có chính xác?
Đạo luật CISPA nhằm hướng tới những vấn đề cá nhân, riêng tư trong khi SOPA nhằm giải quyết những vấn đề về kiểm duyệt. CISPA đang đe dọa sửa đổi đạo luật thứ tư của Mỹ - đạo luật chống lại việc “tìm kiếm và chiếm hữu bất hợp lí” bởi vì nó cho phép các doanh nghiệp bàn giao một số lượng lớn các thông tin về người sử dụng cho chính phủ mà không bị trừng phạt. Trong khi SOPA đe dọa làm cho điều luật thứ nhất bị sửa đổi – quyền tự do ngôn luận – bởi vì nó cho phép chính phủ có thể ngăn chặn các truy cập đến các trang web bằng các phương pháp "vũ lực".
CISPA đã được sửa đổi để tốt hơn
Mặc dù vẫn có những ý kiến phản đổi về đạo luật này từ những người ủng hộ tự do dân chủ nhưng đạo luật CISPA cũng đã có tới 11 điểm được sửa đổi và bổ sung trước khi trình lên hạ viện Mỹ thông qua. Trong đó, đạo luật đã có những thay đổi tích cực về các loại thông tin có thể chia sẻ và chính phủ hợp pháp có thể sử dụng thông tin đó. Leslie Harris, chủ tịch và giám đốc điều hành của Trung tâm Dân chủ và Công nghệ (CDT), đưa ra các chi tiết quan trọng của những thay đổi. Đạo luật này đã phác thảo những mục đích mà chính phủ có thể sử dụng thông tin thu thập từ các doanh nghiệp như: vấn đề an ninh mạng, điều tra và truy tố các tội phạm an ninh mạng, bảo vệ cá nhân từ nguy cơ tử vong hoặc tổn thương vật lí, bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi bị tổn hại về thể chất hoặc tâm lí, bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ. Mặc dù một số nhà phê bình có rằng CISPA đã mang lại cho chính phủ quá nhiều quyền lực, vì vấn đề “an ninh mạng” có lẽ là vấn đề chính phủ không thể làm gì. Tuy nhiên, những người ủng hộ đã phản biện rằng, CISPA đã đưa ra những phạm vi thông tin mà chính phủ có thể được sử dụng chứ không phải là cho phép chính phủ được sử dụng tất cả những thông tin mà họ thích.
Nhưng nó vẫn có thể bị phá vỡ
Tuy nhiên, những nhà phê bình CDT vẫn đưa ra cảnh báo rằng CISPA vẫn còn là một đạo luật có thể gây nguy hại mặc dù đã được chỉnh sửa. Trước hết, đạo luật không đưa ra bất cứ giới hạn nào cho việc chia sẻ những thông tin thông qua các tổ chức như Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, trong khi tổ chức này luôn giám sát một cách không công khai. Hơn nữa, CISPA vẫn cho phép việc thu thập dữ liệu được sử dụng cho một mục đích “mơ hồ” về an ninh quốc gia, một thuật ngữ được dùng mà không chỉ rõ được điều gì.
Những người ủng hộ sự riêng tư cá nhân sẽ thúc đẩy để CISPA tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Thượng viện nhằm hạn chế việc truy cập vào các dữ liệu được chia sẻ, và thu hẹp lại phạm vi của mục đích “an ninh quốc gia” được nói tới trong đạo luật.
CISPA không phải chỉ là dự luật an ninh mạng duy nhất tại Quốc hội
Trong khi CISPA đang trong quá trình để có thể trở thành trung tâm trong lĩnh vực an ninh mạng thì có thể thấy rằng CISPA không phải là “cầu thủ duy nhất trên sân”. Tại Thượng viện hiện nay cũng đang có hai dự luật đang cạnh tranh cơ hội trở thành một đạo luật chính thức. Đầu tiên là Đạo luật An ninh không gian mạng năm 2012, được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, và có sự ủng hộ của Thượng viện đảng Dân chủ và Nhà Trắng. Thứ hai là Luật an ninh công nghệ, được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ John McCain. Và cả hai dự luật này cũng đang có những vấn đề để có thể trở thành luật chính thức. Và giống như CISPA, các vấn đề chủ yếu xuất phát từ “ngôn ngữ bao hàm nghĩa quá rộng” của dự luật như “mối đe dọa an ninh mạng” hay “chỉ tiêu mối đe dọa an ninh mạng” được định nghĩa như thế nào. Mặc dù còn có những thiếu sót như vậy, nhưng các đạo luật này đã không mang lại sự tức giận của người dùng nhiều như những gì CISPA đang gặp phải.
Trong số 3 dự luật này – CISPA, Đạo luật An ninh không gian mạng 2012, Luật an ninh công nghệ - thì đạo luật an ninh không gian mạng 2012 của Lieberman đang đứng đầu vì đã giúp cho chính phủ giải quyết các vấn đề quan trọng về mạnh lưới cơ sở hạ tầng như lưới điện và hệ thống cung cấp nước… và yêu cầu bất kì công ty khi chia sẻ thông tin với chính phủ liên bang đầu tiên phải bảo mật dữ liệu – một điều khoản mà CISPA đã không đề cập tới.
CISPA có khả năng sẽ không vượt qua được Thượng viện
Trong khi CISPA đặc biệt phổ biến với Đảng Cộng hòa, thỉ đảng Dân chủ gần như kiểm soát Thượng viện chắc chắn sẽ yêu cầu bảo vệ bảo mật mạnh mẽ hơn nữa trước khi dự luật đứng trước cơ hội được thông qua - đặc biệt là khi chính quyền Obama đã đe dọa sẽ phủ quyết dự luật mà không cần dự luật phải thay đổi để đáp ứng bất cứ yêu cầu nào.
Có thể CISPA sẽ kết hợp với một trong hai đạo luật ở trên để có thể được phê duyệt mặc dù đến thời điểm này đó vẫn là vấn đề khá xa vời. Nếu CISPA không có những thay đổi thì khả năng nó sẽ phải quay lại Hạ viện để được thông qua một lần nữa trước khi có thể gửi tới tổng thống Obama.