Sâm đất (danh pháp hai phần: Sipunculus nudus), tên dân gian Việt Nam thì mỗi vùng mỗi khác: bi bi, con cạp đất, đồn đột.. là một trong những hải sản quý hiếm mà ngày xưa, ngư dân ở cù lao Ré (bây giờ là huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) phải vất vả tìm từ lòng biển sâu mang về chủ yếu để dâng cho vua, quan.
Sâm đất có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Có con dài 40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg.
Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, đồn đột thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Da đồn đột thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào thấy mềm và mát. Ruột đồn đột giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi.
Đồn đột có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn.
Theo Đông y, đây là vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Hiện nay, đồn đột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Trùn sông, con vật được ví là "sâm đất"
Anh Tân, với số trùn vừa bắt
Thợ lặn nhí với số trùn đào được
Đó là một loài sinh vật có nhiều ở các vùng biển phía Nam Việt Nam.
Sinh vật này có hình dạng, kích cỡ và màu sắc khá "đặc biệt".
Chúng được người dân địa phương gọi là sâm đất và nhiều cái tên khác
Sâm đất là một loài giun sinh sống ở môi trường nước biển.
Từ xa xưa chúng đã được coi như một thứ hải sản quý, được săn bắt
để dâng cho vua, quan.
Các cư dân vùng biển coi sâm đất là một thứ thần dược...
Chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phổ biến là hầm với thuốc Bắc. Trong Đông Y, sâm đất là một vị thuốc quý. |
Theo Nguoiduatin