Màu xanh đậm hiển thị chỉ số hòa bình ở mức cao. Ảnh: Vision of Humanity |
IEP xếp hạng dựa trên các tiêu chí như xung đột nội bộ, sự tham gia vào tình trạng bất ổn trên thế giới và tỷ lệ người dân sử dụng vũ khí hạng nhẹ. 11 nước có số điểm thấp nhất về nguy cơ chiến tranh là Thụy Sĩ, Nhật Bản, Qatar, Mauritius, Uruguay, Chile, Botswana, Costa Rica, Việt Nam, Panama và Brazil.
Tuy nhiên, đây là những con số thống kê tới hết năm 2013. Điều này có nghĩa là các chỉ số hòa bình toàn cầu và xếp hạng quốc gia có thể thay đổi do tình trạng xung đột bạo lực trên thế giới trong năm nay. Chẳng hạn, các cuộc biểu tình trong World Cup có thể khiến Brazil thụt hạng và ra khỏi danh sách 11 quốc gia hòa bình nhất.
Phát biểu với The Independent, bà Camilla Schippa, chủ tịch của IEP, cho biết: “Các cú sốc kinh tế và địa chính trị lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu và làn sóng 'mùa xuân Ả Rập' sẽ khiến nhiều quốc gia có nguy cơ rơi vào xung đột".
Nhiều người tưởng Anh là quốc gia yên bình vì số vụ xung đột bạo lực ở đây thấp. Tuy nhiên, theo IEP, sự tham gia gần đây của Anh tại Afghanistan khiến nước này đạt điểm khá thấp về chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2014 và xếp ở vị trí thứ 47. Triều Tiên không tham gia vào các cuộc xung đột trên thế giới nhưng đối mặt với nguy cơ chiến tranh cao do xung đột nội bộ.
Ngay cả một vài quốc gia không đối mặt với chiến tranh trong nước, chia rẽ nội bộ hay tham chiến ở nước ngoài vẫn nằm trong nhóm những nước có nguy cơ chiến tranh cao do những yếu tố tiềm ẩn.
Brazil và Costa Rica có mức độ xung đột nội bộ thấp nhất nhưng tỷ lệ người dân tiếp cận với vũ khí hạng nhẹ và khả năng của các cuộc biểu tình bạo lực lên mức đáng báo động. Thụy Sĩ nổi tiếng với việc tách biệt với xung đột bên ngoài và nguy cơ mâu thuẫn nội bộ khá thấp nhưng lại có chỉ số hòa bình thấp bởi hoạt động cung ứng và xuất khẩu vũ khí của họ rất cao.
Theo Zing