Những ngày cuối cùng của Thương xá Tax

Thứ tư, 20/08/2014, 09:14
Được xây dựng năm 1880, Thương xá Tax là địa điểm mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt 130 năm qua. Sắp tới nơi đây sẽ được dỡ bỏ để xây dựng tòa tháp 40 tầng.

Việc xây dựng nhà ga tàu điện ngầm tại khu vực đường Lê Lợi đã đánh đổi bằng khá nhiều các công trình kiến trúc cổ, cây xanh và cả không gian sống quen thuộc của rất nhiều người dân bên cạnh.

Việc xây dựng nhà ga tàu điện ngầm tại khu vực đường Lê Lợi đi kèm với yêu cầu giải phóng khá nhiều công trình kiến trúc cổ, cây xanh và cả không gian sống quen thuộc của rất nhiều người dân xung quanh.

Theo yêu cầu của UBND TP.HCM, Thương xá Tax phải bàn giao mặt bằng khoảng 500 m2 ở số 39 Lê Lợi (quận 1) cho Ban Quản lý đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió Ga Nhà hát thành phố của tuyến Metro số 1. Sự việc này khiến khá nhiều người dân TPHCM hụt hẫng, tiếc nuối.

Theo yêu cầu của UBND TP.HCM, Thương xá Tax phải bàn giao mặt bằng khoảng 500 m2 ở số 39 Lê Lợi (quận 1) cho Ban Quản lý đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió ga Nhà hát thành phố của tuyến metro số 1.

Do hơn một tháng nay (từ khi dựng rào chắn) tiểu thương cũng không bán được hàng nên Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quyết định đóng cửa sớm thương xá và sẽ miễn phí tiền mặt bằng cho các tiểu thương trong hai tháng 8 và 9. Trong ảnh: Quán café 39 ở tầng thượng thương xá Tax nhìn ra đại lộ Lê Lợi  từng là một điểm hẹn yêu thích để ngắm phố phường của người Sài Gòn giờ vắng lặng, không một bóng người.

Hơn một tháng nay, tiểu thương cũng không bán được hàng nên Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA) quyết định đóng cửa sớm thương xá và miễn phí tiền thuê mặt bằng cho các tiểu thương trong hai tháng 8 và 9. Trong ảnh là quán café 39 ở tầng thượng thương xá Tax nhìn ra đại lộ Lê Lợi,  nơi đây từng là một điểm hẹn yêu thích để ngắm phố phường của người Sài Gòn nhưng giờ vắng lặng, không một bóng người.

Nhiều người dân đã tranh thủ thời gian thương xá còn mở cửa để đến thăm quan, chụp ảnh lưu niệm và mua sắm lần cuối. Có người dừng trước mô hình công trình nhà ga metro số 1 suy tư về một không gian Sài Gòn mới trong tương lai.

Nhiều người dân đã tranh thủ thời gian thương xá còn mở cửa để đến thăm quan, chụp ảnh lưu niệm và mua sắm lần cuối. Có người dừng trước mô hình công trình nhà ga metro số 1 suy tư về một không gian Sài Gòn mới trong tương lai.

Nhiều khách du lịch là người nước ngoài, khi biết tin sẽ đóng cửa Thương xá Tax đều tỏ ra tiếc nuối.

Khách du lịch là người nước ngoài có vẻ tò mò khi biết tin sẽ đóng cửa Thương xá Tax.

Bác Hồng năm nay 69 tuổi ngụ tại Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, sống ở Sài Gòn từ năm 1966, bác chia sẻ có rất nhiều kỉ niệm với Thươngxá xưa cổ này.

Ông Hồng năm nay 69 tuổi, ngụ tại Q.7, sống ở Sài Gòn từ năm 1966 từng có nhiều kỷ niệm với thương xá xưa cổ này.

Không chỉ những người già hoài cổ, nhiều người trẻ cũng bâng khuâng khi ngắm nhìn lại

Không chỉ những người già hoài cổ, nhiều người trẻ cũng bâng khuâng khi ngắm nhìn lại " vàng son một thời" sẽ biến mất trong tương lai.

Lưu lại các hình ảnh cuối cùng là cách tốt nhất mà họ có thể làm và bày tỏ sự tiếc nuối của mình.

Lưu lại các hình ảnh cuối cùng trước khi nơi này đóng cửa.

Những thế hệ người dân Sài Gòn đã quá quen thuộc với hình ảnh của trung tâm mua sắm lâu đời này. Trong ảnh: Hai mẹ con đang cùng chụp hình kỉ niệm trong tòa nhà

Nhiều thế hệ người Sài Gòn đã quen thuộc với hình ảnh của trung tâm mua sắm lâu đời. Trước khi nơi này "biến mất", họ muốn lưu giữ một bức hình kỷ niệm.

Một cặp vợ chồng ngồi ngắm nhìn không khí mua sắm nhộn nhịp như để lưu giữ lại những hình ảnh đẹp cuối cùng.

Một cặp vợ chồng ngồi đứng tuổi ngắm nhìn không khí mua sắm nhộn nhịp những ngày cuối.

Chú Gà trống Biểu tượng nổi tiếng cho kiến trúc Pháp từng xuất hiện trên nóc nhà thờ Con Gà Đà Lạt, nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình cũng hiện diện nơi đây. Một ngày không xa biểu tượng này sẽ mất vĩnh viễn.

Chú gà trống biểu tượng nổi tiếng cho kiến trúc Pháp từng xuất hiện trên nóc nhà thờ Con Gà Đà Lạt, nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình cũng hiện diện nơi đây. Một ngày không xa biểu tượng này sẽ không còn.

Sự kiện tiểu thương bán xả hàng trước khi di dời thu hút một lượng lớn người đến mua bán và thăm quan thương xá cổ này. Những du khách luyến tiếc với kiểu kiến trúc cổ tồn tại trong thương xá Tax. Họ đi lại trong đó như để lưu giữ chút kỉ niệm sắp đi qua.

Sự kiện tiểu thương bán xả hàng trước khi di dời thu hút một lượng lớn người đến mua bán và thăm quan thương xá cổ này. Những du khách luyến tiếc với kiểu kiến trúc cổ tồn tại trong Thương xá Tax, đi lại trong đó như để lưu giữ chút kỷ niệm sắp qua.

Và không ít người trong số đó thổn thức níu kéo những giá trị cũ, những giá trị mà nhờ đó Sài Gòn được vinh danh là

Và không ít người lưu luyến với biểu tượng cũ - những hình ảnh một thời giúp Sài Gòn được vinh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông".

Theo Zing

Các tin cũ hơn