Đề xuất tăng tuổi hưu chính thức bị loại

Thứ bảy, 06/09/2014, 10:28
Đề xuất tăng tuổi hưu đã được bỏ hẳn trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới nhất.

Cụ thể, về điều kiện hưởng lương hưu, từ năm 2020 trở đi, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Quy định này đã được bỏ tại dự thảo luật mới nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương xây dựng lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu cho các nhóm đối tượng theo quy định tại Bộ luật Lao động, để đảm bảo cho việc điều chỉnh chính sách trong Luật Bảo hiểm (sửa đổi) đồng bộ, thống nhất.

Bỏ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu
Bỏ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Dự thảo luật cũng quy định rõ, việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Thời điểm và mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.

Như Đất Việt đã thông tin trước đó, Dự thảo luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi đưa được ra tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, cả Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đều cho rằng cần tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ.

Trong đó có hai điểm sửa đổi quan trọng mà nếu được thông qua sẽ có tác động mạnh đến quyền lợi của người sống bằng lương hưu.

Thứ nhất, số năm làm việc của người lao động trước khi được nghỉ hưu sẽ kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc phải đóng góp nhiều hơn cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, lương hưu mà người lao động nhận được khi nghỉ hưu sẽ ít hơn so với cách tính tiền lương hưu hiện hành. Cả hai thay đổi này cùng hướng đến một mục tiêu, theo lý giải của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là để quỹ hưu trí không bị mất cân đối.

Tuy nhiên, tăng tuổi hưu đã nhiều lần bị ĐBQH bác thẳng. Tại hội nghị đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật BHXH của Ủy ban Các vấn đề xã hội "kiến nghị tăng tuổi hưu" cũng được khẳng định sẽ bị gác lại.

Theo dự kiến, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội thứ 8, tháng 10/2014.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn