“Nhiều người hình dung xe chống ngập giống xe bồn chở nước từ chỗ ngập đem đổ ra kênh, ra sông là không đúng. Xe chống ngập là xe chuyên dụng lắp đặt thiết bị bơm, hoạt động giống những trạm bơm chống ngập di động. Nó sẽ hút nước ra khỏi những khu vực ngập nặng rồi bơm ra kênh rạch gần điểm ngập, hoặc bơm vào hệ thống cống thoát nước xung quanh để giảm lượng nước ngập trên đường”. Sáng 17-3, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chống ngập TP.HCM, giải thích về thông tin “Cần hơn ngàn tỉ đồng mua xe chống ngập”
1.200 tỉ đồng chỉ là dự kiến
Dựa trên cơ sở nào trung tâm đề xuất phương án dùng xe bơm di động chống ngập?
Vậy xe chống ngập hình thù ra sao, hiện ở Việt Nam có chiếc xe nào tương tự vậy không?
Đề xuất mua xe chống ngập của chúng tôi dựa vào thông tin do các đơn vị tư vấn cung cấp. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại xe chống ngập, ở Bangkok (Thái Lan) hay Nhật Bản cũng đã sử dụng các xe như thế.
Theo đề xuất của trung tâm, kinh phí mua 63 chiếc xe chống ngập hơn 1.200 tỉ đồng. Dựa vào cơ sở nào để trung tâm đưa ra con số này?
Như đã giải thích ở trên, hiện chúng tôi chỉ mới dừng lại ở chỗ đề xuất giải pháp. Số liệu ban đầu dựa vào tính toán của các đơn vị tư vấn. Nếu được UBND TP chấp thuận về chủ trương, chúng tôi sẽ nhờ đơn vị tư vấn tính toán cụ thể hơn.
Cần nói thêm để người dân được rõ, việc đầu tư được thực hiện theo các quy định của pháp luật, phải thông qua ý kiến của UBND TP, các sở/ngành liên quan. Nếu UBND TP đồng ý cho thực hiện thì cũng phải tổ chức đấu thầu. Do đó, hiện chúng tôi chưa thể trả lời được là sẽ mua xe trong nước hay ngoài nước, giá thành cụ thể ra sao…
Theo Trung tâm Chống ngập TP.HCM , xe chống ngập giống trạm bơm di động (ảnh minh họa). Nguồn: INTERNET |
Hết ngập chưa biết làm gì
Nhưng tại sao phải bắt buộc dùng xe chống ngập di động mà không dùng trạm bơm chống ngập cố định? Hiệu quả chống ngập và mức đầu tư giữa trạm bơm chống ngập cố định và xe chống ngập di động ra sao?
Hiện nay việc xây các trạm bơm chống ngập cố định gặp khó khăn về quỹ đất. Mặt khác, do mưa phân tán nên nhiều khi chỗ có trạm cố định lại không mưa hoặc mưa nhỏ, còn chỗ không có trạm bơm lại mưa to. Trong trường hợp như thế, phương án dùng xe di động là hợp lý.
Về hiệu quả chống ngập thì trạm bơm cố định hiệu quả hơn do công suất máy bơm lớn hơn. Còn về kinh phí đầu tư, nếu so sánh phải dựa vào các tiêu chí cụ thể như công suất bơm, thời gian bơm, chi phí vận hành, bảo dưỡng… thì mới biết được.
TP.HCM có đặc thù một năm chỉ mưa vài tháng. Vậy những lúc không cần ứng cứu, các xe chống ngập dùng để làm gì?
Hiện chúng tôi chưa tính đến việc tận dụng xe bơm chống ngập vào những việc khác. Tuy nhiên, cũng cần phải chia sẻ rằng chuyện “nuôi quân ba năm, dụng một giờ” đôi khi phải chấp nhận.
. Xin cám ơn ông.
ThS HỒ LONG PHI, chuyên gia chống ngập: Phải xem hiệu quả có tương xứng không Trước khi triển khai phương án dùng xe bơm di động hút bơm nước trên đường phố, tôi nghĩ cần phải thực hiện thí điểm trước để đánh giá về hiệu quả. Ví dụ, chúng ta vẫn có thể dùng máy bơm di động loại rẻ tiền hút-bơm nước ngập trên đường để đánh giá xem phương án này có hiệu quả không. Sau đó mới tính đến việc đầu tư thực hiện với quy mô lớn hơn. Phương án dùng xe di động để bơm nước chống ngập suy cho cùng cũng chỉ mang tính chất chữa cháy, do đó cần phải cân nhắc thêm về hiệu quả kinh tế. Theo tôi, chúng ta không nên phóng đại hóa chuyện ngập nước ở TP. Ngập nước ở TP.HCM chỉ mang đến sự bất tiện cho người dân trong một khoảng thời gian nào đó thôi, nếu chỉ vì sự bất tiện đó mà đầu tư hơn ngàn tỉ đồng thì phải cân nhắc, tính toán kỹ. Chúng ta phải xem kinh phí bỏ ra có tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại hay không thì mới thực hiện. Ông NGÔ QUANG MÃNH, nguyên Trưởng phòng Quản lý cấp thoát nước, Sở GTVT TP.HCM: Bơm nước đi đâu là vấn đề nan giải Cần phải làm rõ thêm nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Về nguyên lý, khi dùng máy bơm, tất yếu phải có bể bơm, là nơi trũng thấp để nước dồn về. Do đó phải làm rõ câu chuyện để hút được nước trên đường thì phải tạo bể bơm ra sao? Không phải điểm ngập nào cũng gần kênh rạch nên chuyện bơm nước đi đâu là bài toán nan giải. Về chi phí thực hiện phương án chống ngập bằng xe bơm di động, tôi cho rằng cần phải tính toán thêm kinh phí vận hành, bảo trì sửa chữa hằng năm. Khoản này có thể chiếm khoảng 20% trên tổng mức đầu tư dự án nên số tiền cũng không nhỏ. Riêng về kinh phí mua sắm xe, do tôi chưa thấy xe chống ngập nào giống mô hình đề xuất của Trung tâm Chống ngập nên không thể đưa ra nhận định đắt hay rẻ. |
Theo PLO