Ukraine thiếu khí đốt, dọa chiếm của Nga

Thứ ba, 25/04/2017, 19:43
Chính quyền Ukraine dọa tịch thu tài sản của tập đoàn Nga Gazprom trên đất Ukraine trong tình thế năng lượng khó khăn.

Ủy ban chống độc quyền Ukraine (AMCU) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng, họ sẽ tịch thu các tài sản của Gazprom ở Ukraine nhằm bù lại những thiệt hại về sự độc quyền thương mại khí đốt mà công ty này gây ra trong nhiều năm qua.

Do Gazprom không còn tài sản cố định nào ở Ukraine, Kiev cho rằng sẽ chiếm lấy số khí đốt Nga vận chuyển qua châu Âu theo các đường ống sẵn có của công ty này mỗi khi chạy quả lãnh thổ Ukraine.

Ukraine sẽ lấy bất cứ giọt dầu nào của Nga chảy vào đất Ukraine.

AMCU từng ra án phạt Gazprom 6 tỉ USD vào tháng 12/2016 do việc lợi dụng độc quyền và lũng đoạn thị trường.

Gazprom đã tỏ ra rất ngạc nhiên trước phán quyết này bởi lẽ tập đoàn này đã không còn kinh doanh ở Ukraine và mọi việc phải nên đưa ra Tòa trọng tài quốc tế về thương mại ở Stockholm (Thụy Điển).

Trả lời về ý định tịch thu dầu vì chảy qua đất Ukraine, lãnh đạo Quỹ An toàn Năng lượng quốc gia Nga, ông Konstantin Simonov nói: “Đây là tình huống xấu nhất. Vào năm 2009, Ukraine đã lấy trộm khí đốt Nga để phục vụ nhu cầu của mình và giờ họ chiếm lấy nó một cách công khai. Ukraine sẽ làm gián đoạn việc vận chuyển khí đốt và thừa nhận nó”.

Vào năm 2016, khí đốt vận chuyển qua lãnh thổ Ukraine chiếm tới 43% tổng lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu.

Tuy nhiên, Nga đang tìm cách phát triển các dự án năng lượng mới, bao gồm việc xây dựng đường dẫn khi đốt Nord Stream 2 với ống dẫn kép kéo dài 1.200km và tổng công suất 55 tỉ m3 mỗi năm.

Tổng thống Mỹ muốn hạn chế viện trợ cho Ukraine.

Quyết định của Ukraine được đưa ra trong bối cảnh nước này sẽ chỉ được nhận số viện trợ thấp hơn nhiều so với trước đây từ phía chính quyền Mỹ.

Tạp chí  Foreign Policy cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dự định giảm đáng kể hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển trong đó có Ukraine.

Tham chiếu theo tài liệu ngân sách Mỹ và các nguồn tin, tạp chí Mỹ khẳng định, theo dự toán ngân sách, sự hỗ trợ đối với các nước sẽ bị cắt giảm hơn 1/3. Đặc biệt, thay vì  kế hoạch ban đầu chi 570,9 triệu USD, số tiền tài trợ Kiev sẽ giảm xuống còn 177,88 triệu USD.

Trong tháng Ba, Mỹ đã chuyển cho Ukraine 54 triệu USD hỗ trợ cải cách.

Đây cũng không phải là điều quá bất ngờ đối với Ukraine khi họ đã lường trước tình trạng tiêu cực này. Đánh giá của các nhà phân tích từ Ngân hàng Quốc gia Ukraine vào cuối năm ngoái đã cho thấy tương lai mù mịt này.

Báo cáo thường kỳ về ổn định tài chính Ukraine ghi rằng: "Sự kiện Brexit, chiến thắng của ông Donald Trump và kết quả trưng cầu Hiến pháp ở Italia đã thành những dấu mốc quan trọng trong xu thế toàn cầu đi tới chủ nghĩa bảo hộ kinh tế và chính trị. Nếu những cuộc bầu cử ở hàng loạt nước châu Âu năm 2017 cũng diễn ra trên bình diện như vậy, thì mối đe dọa chính trị toàn cầu sẽ trở thành đe dọa kinh tế, và rủi ro đối ngoại của Ukraine sẽ gia tăng đáng kể".

Trong số những hậu quả lâu dài tiềm ẩn đang phát sinh đối với nền kinh tế, Ngân hàng Quốc gia Ukraine dự báo tình trạng xấu đi trong thương mại quốc tế, phát sinh do làn sóng từ chủ nghĩa bảo hộ ở các nước phát triển, thu hồi vốn tư bản sẽ gây rủi ro khiến các nhà đầu tư không dám liều bỏ vốn vào nước này nữa.

Hậu quả phong tỏa Donbass

Thực tế, trong tình hình hiện nay, việc Ukraine tuyên bố chiếm số lượng dầu khí chảy qua đường ống dầu của họ từ phía Nga thể hiện rõ tình trạng nước này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng bị ảnh hưởng từ lần phong tỏa Donbass khiến nguồn than đá phục vụ cho sản xuất điện năng từ miền Đông trở về Kiev bị gián đoạn.

Hôm 15/2 vừa qua, Chính phủ Ukraine đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng do giao thông đường sắt giữa Donbass và phần còn lại của Ukraine tiếp tục bị phong tỏa khiến việc vận chuyển than từ miền Đông Ukraine bị đình trệ.

Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman, việc tiếp tục phong tỏa giao thông đường sắt không chỉ phá hỏng hoạt động sưởi ấm trong mùa Đông và điện bị cắt, mà còn khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực luyện kim, nơi có 300.000 người đang làm việc, phải ngừng hoạt động.

Kiev chỉ có thể bù đắp số lượng than thiếu hụt bằng cách nhập từ Nga và các quốc gia khác. Tuy nhiên, Ukraine lại thiếu tiền và phương Tây dường như không thể giúp được chính quyền Kiev.

Ukraine khốn khổ vì thiếu hụt năng lượng.

Thậm chí, hồi đầu tháng 1/2017, từng phát biểu về khả năng hoàn toàn không bị lệ thuộc vào năng lượng của Nga, Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman cho rằng nếu tiếp tục để điều đó xảy ra, đồng nội tệ hryvnia của nước này có khả năng tăng giá tới 1/3 so với thời điểm trước đó.

Thủ tướng Groisman nhấn mạnh rằng “những phân tích gần đây” cho thấy Ukraine có thể tự túc về nguồn cung khí đốt tự nhiên vào năm 2020.

Ngoài ra, Công ty dầu khí Ukrtransgaz của Ukraine cuối tháng 12/2016 còn đăng tải bức ảnh cho thấy một nửa mét khối dầu khí cuối cùng của Nga trên đất Ukraine được bán đấu giá để làm từ thiện, một trong những dấu hiệu cho thấy việc Ukraine đang từng bước loại bỏ sự phụ thuộc của Nga của quốc gia này.

Tuy nhiên, với tuyên bố mới đây của Ủy ban chống độc quyền Ukraine, dường như Kiev đang cố tìm mọi cách để "vớt vát" các "yếu tố Nga" còn sót lại ở quốc gia này như một sự thừa nhận cố hữu rằng, các yếu tố này sẽ không bao giờ thôi ảnh hưởng tới Ukraine. Càng hành động, càng tuyên bố, Ukraine sẽ chỉ càng đi vào ngõ cụt.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích