|
Sự cố đau lòng Trâu chọi húc chết chủ khiến nhiều người dân và các hộ nuôi trâu chọi không khỏi tiếc thương, bàng hoàng |
Trên thực tế, người dân cả nước vốn chỉ chú ý đến Lễ hội chọi Trâu qua phần “hội” khi các "ông trâu" thi tài.
Thịt trâu sau khi hiến sinh được bày bán ngay trước cửa sân vận động. Đây là hình ảnh gây tranh cãi nhất của lễ hội này |
Anh Lê Bá Võ và các tờ giấy thông hành đi mua trâu do quận cấp |
Tục chọi trâu Đồ Sơn
Theo ông ông Lưu Toàn Thắng, Chánh tế Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội chọi trâu diễn ra trong 16 ngày (từ 1.8 đến 16.8 âm lịch). Trong đó có đến 15 ngày lễ và chỉ 1 ngày hội. Sau lễ tế, các ông trâu được rước vào đền làm lễ. 0 giờ ngày 8 làm lễ xuất trận; Mùng 9 là hội chọi; Mùng 10 theo lễ cũ là làm lễ hiến sinh các "ông trâu"... Trước lễ chính là vòng loại diễn ra vào tháng 6 âm lịch. Các làng tự làm lễ tế như ở Đền Nghè.
“Đến như việc chọn ngày 9.8 làm hội chọi cũng rất thâm thúy. Một là ý nghĩa của số 9 (thuộc trời, cung càn, tính dương) và số 8 (thuộc đất, cung khôn, tính âm) để nói đến việc trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi. Ngoài ra 9, 8 còn là tính chất địa lý của vùng đất Đồ Sơn với 9 núi, 8 làng cổ”, ông Thắng chậm rãi giải thích.
Ngày nay, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vẫn giữ được gần như tất cả tục lệ cũ. Chỉ có 1 số điểm được thay đổi để phù hợp với thời gian.
|