|
Các chuyên gia có chung mối lo về vấn nạn "giang hồ sống ảo" đầu độc giới trẻ và yêu cầu các bộ, ngành cùng vào cuộc trước khi quá muộn.
Nói không với cái xấu
TS tâm lý Phạm Mạnh Hà |
Mạng xã hội (MXH) đang là mảnh đất cho nhiều người khai thác để kiếm tiền bằng mọi cách kể cả tốt lẫn xấu. Facebook, YouTube đang là nơi nhiều giới, trong đó có cả giới giang hồ, tận dụng đem lại lợi nhuận về mặt tài chính. Giang hồ thì chẳng từ thủ đoạn nào để chiếm lĩnh được mảnh đất đó. Câu chuyện về “giang hồ mạng”, góc khuất thế giới ngầm bao giờ cũng đem lại sự hiếu kỳ, tò mò của người xem. Bản chất của Khá BảnH, H.H.H hay P.L... làm video, clip với mục đích câu like, câu view nhận được sự theo dõi của nhiều người là để kiếm được tiền.
Việc “giang hồ mạng” sử dụng MXH để thu hút người xem, thu lợi nhuận từ việc quảng cáo là hết sức bình thường, nhưng nội dung mà họ đăng tải là cả một câu chuyện lớn bởi đánh vào tâm lý của các bạn trẻ. Ban đầu, các bạn trẻ theo dõi chỉ là sự hiếu kỳ, tò mò nhưng về lâu dài trở thành định hướng về mặt hành vi, trở thành lối sống, xây dựng thang giá trị lệch chuẩn rất khủng khiếp. Đó là xã hội coi trọng giá trị tiền bạc, không coi trọng luân lý hay đạo đức hay pháp lý mà chỉ coi trọng sức mạnh một cách bản năng.
Tôi tin sau Khá 'bảnh' sẽ còn có hàng chục thậm chí hàng trăm “giang hồ mạng” sẽ lao vào thị trường này để xâu xé lẫn nhau. Tạo ra lợi nhuận kiểu này là cực kỳ nguy hiểm. Theo chính sách của YouTube, nếu thấy clip, hình ảnh phản cảm gây ra phản ứng cho cộng đồng thì người dùng, người xem có thể report (báo cáo) cho tổ chức đó để đóng clip lại. Mỗi người thay vì tò mò xem, chúng ta bỏ qua hoặc lờ đi thì tự nhiên sẽ làm cái xấu không được nhân ra.
Ở nước ngoài, tất cả những clip nhạy cảm đều phải dán nhãn trẻ em bao nhiêu tuổi được xem, khi xem phải cân nhắc. Tất cả những thông tin đó giống như một thông điệp để giúp cho ai vào xem sẽ ý thức được rằng nên hay không nên. Còn ở VN, những clip “giang hồ mạng” gần như không có bất kỳ sự yêu cầu, quy định nào phải tuân theo. Vì vậy nó phát triển như “nấm mọc sau mưa”.
TS tâm lý Phạm Mạnh Hà, Học viện Thanh thiếu niên VN
|
"Giang hồ sống ảo", mối lo thực
|
Xây dựng gương tốt cho giới trẻ noi theo
PGS-TS Trịnh Hòa Bình |
Trong bối cảnh không ít người trẻ cảm thấy nhàm chán trước các sân chơi văn hóa văn nghệ, thì những “chiêu trò” của các cá nhân thạo đời lập ra những fanpage với những hành vi lệch chuẩn, đối nghịch với trật tự của cả xã hội lại được họ tung hô. Khi đắm chìm sâu vào môi trường hung bạo, không gian lệch chuẩn thì tính cách cũng sẽ bị ảnh hưởng, chỉ cần có dịp sẽ bùng phát.
Để đẩy lùi những mặt tiêu cực từ MXH, ngoài tăng cường các biện pháp quản lý từ cơ quan chức năng, cần phải xây dựng những hình ảnh đẹp, tử tế, hiện tượng lành mạnh. Từ đó sẽ đẩy lùi được cái xấu.
Thực tế trong thời kỳ gần đây vắng bóng thần tượng của xã hội. Chúng ta đang rất cần hình mẫu. Chúng ta đang thiếu vắng hình mẫu cho thanh niên. Rõ ràng ở đây có câu chuyện khủng hoảng thần tượng.
Ông Đặng Hoa Nam |
"Giang hồ sống ảo", mối lo thực |
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử.
Theo Thanh Niên