Giải mã bước tiến hóa của hải quân Trung Quốc 30 năm qua

Thứ tư, 03/04/2019, 08:42
30 năm trước, hải quân Trung Quốc là một lực lượng phòng thủ ven biển, có ít khả năng thách thức hải quân Mỹ. Nhưng nay câu chuyện đã khác.

Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc bắt đầu chế tạo các tàu chiến tự thiết kế, nhưng nhiều lớp tàu ban đầu, ví dụ khu trục Type 051C vẫn dựa nhiều vào công nghệ nước ngoài mà cụ thể nhất là công nghệ vũ khí Nga. Cùng lúc đó, Trung Quốc tiếp tục mua tàu chiến Nga, ví dụ lớp tàu khu trục Sovremenny  và các tàu ngầm Kilo, để đề phòng khả năng các thiết kế bản địa thất bại, theo nhận định của Stratfor, công ty chuyên tư vấn thông tin tình báo địa chính trị.

Trong 10 năm đầu của thập niên 2000, Trung Quốc tự giới hạn trong việc đóng số lượng nhỏ mỗi lớp tàu và chỉ khi đã thử nghiệm toàn diện một lớp tàu nào đó, họ mới tiến đến việc dần cải thiện thiết kế đó. 10 năm với những bước đi thận trọng đó cho phép hải quân Trung Quốc sự tự tin để bắt tay vào các thiết kế đáng tin cậy nhằm sản xuất tàu với tốc độ xuất xưởng cao hơn.

Các xưởng đóng Trung Quốc nhanh chóng cho ra lò khinh hạm Type 054A, tàu ngầm Type 039A, khu trục hạm Type 052D và tàu hộ tống Type 056, biến chúng thành bốn lớp tàu chủ lực  của hải quân.

Khinh hạm Type-054A Giang Khải II

Tuy nhiên, việc này không làm tăng số lượng hạm đội mà chỉ giúp thay thế dần những tàu cũ, lạc hậu đã có mặt trong hải quân Trung Quốc vài chục năm.

Bên cạnh đó, tốc độ huấn luyện hải quân cũng được tăng tốc ở mức chưa từng có và nhịp độ còn có thể gia tăng tiếp. Việc loại bỏ những tàu lạc hậu sẽ tạo ra cơ hội cải thiện không chỉ về chất lượng các con tàu và cả về số lượng. Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ đóng tàu như hiện nay, họ có thể có thêm khoảng 3 tàu khu trục trong giai đoạn 2020-2030.

Nhưng tăng số lượng khu trục hạm, khinh hạm, tàu hộ tống và tàu ngầm diesel-điện hiện đại chỉ cấu thành một mặt của một nền hải quân mạnh.

Theo Stratfor, trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc sẽ phải đóng các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới phát ra tiếng ồn thấp hơn hẳn so với các tàu hiện tại, đóng các tàu sân bay mới được trang bị  hệ thống phóng máy bay, mở rộng hạm đội đầy tham vọng của họ với sự ra đời của tàu tấn công đổ bộ lớp Type 075. Bổ sung phần thêm vào này sẽ là trọng tâm của lực lượng hậu cần và là hướng đi chủ chốt giúp Trung Quốc tiến hành các hoạt động hải quân nước xanh (hoạt động xa đất liền), duy trì hoạt động hàng hải tầm xa, đảm bảo hậu cần cho các căn cứ khắp nơi trên thế giới.

Mô hình tàu đổ bộ Type-075

Tuy nhiên, thập kỷ tới cho dù làm giảm đáng kể, nhưng không thể xóa nhòa khoảng cách giữa hải quân Trung Quốc, được cho là mạnh thứ hai thế giới, và hải quân Mỹ, ở thời điểm 2030.

Tuy nhiên, hai nước, theo Stratfor, sẽ vấn có những mặt nổi trội riêng. Bởi vì Mỹ gần như an toàn và không gặp thách thức ở vùng biển “gần nhà”, họ vẫn tập trung xây dựng một đội hải quân nước xanh. Theo đó, Mỹ từ lâu đã tập trung vào các tàu sân bay, liên tục bổ sung vào đội ngũ tàu chiến đấu mặt nước để đảm bảo có thể tạo ra ảnh hưởng, triển khai lực lượng ở quy mô toàn cầu. Trung Quốc cũng sẽ cố gắng theo đuổi khả năng này, nhưng họ sẽ tập trung triển khai sức mạnh ở những vùng biển gần nhà như biển Đông và biển Hoa Đông. Và do đó, họ phải duy trì đội tàu mặt nước lớn hơn dù bao gồm những tàu chiến nhỏ hơn, bên cạnh là các tàu ngầm diesel-điện, loại tàu lý tưởng cho tác chiến gần bờ.

Theo Tiền Phong

Các tin cũ hơn