Tin giả đang khiến cho tình hình tại Hồng Kông ngày một tồi tệ hơn

Thứ ba, 12/11/2019, 09:09
Thành phố này đang chìm trong hàng loạt lời đồn đại, tin giả và tin tuyên truyền từ cả hai phía có quan điểm chính trị khác nhau.

Ảnh: Reuters

Không lâu sau khi sinh viên Alex Chow ngã ra khỏi một gara ôtô và tử vong tại Hồng Kông, hàng loạt vụ lùm xùm và thông tin sai lệch bắt đầu tràn lan trên mạng.

Theo thông tin được lan truyền trong các nhóm chat và trên mạng xã hội, sinh viên 22 tuổi này đã bị cảnh sát truy đuổi và thậm chí có thể đã bị cảnh sát đẩy ngã. Gần khu vực đó có rất nhiều cảnh sát đang cố gắng chặn bước người biểu tình. Giới chức cảnh sát bị đồn rằng đã cố gắng chặn xe cứu thương đến cứu Chow và ngăn cản mọi biện pháp có thể giúp cứu được tính mạng của anh này.

Bất chấp tất cả những tuyên bố trên, cảnh sát bác bỏ thông tin đã truy đuổi Chow, cùng lúc đó nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, đã khẳng định rằng diễn biến vụ việc không hề rõ ràng. Ngày 8/11/2019, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập để phản đối về cái chết của Chow, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát khiến cho một người thiệt mạng trong ngày thứ Hai.

Khi mà các cuộc biểu tình chống chính quyền tại Hồng Kông kéo dài sang tuần thứ 23, thành phố này đang chìm trong hàng loạt lời đồn đại, tin giả và tin tuyên truyền từ cả hai phía có quan điểm chính trị khác nhau. Phía người biểu tình đang cảm thấy mất tin tưởng và cảm thấy bị đối xử bạo lực, chính vì vậy khó giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo Hồng Kông vào suy thoái kinh tế và không khỏi khiến vai trò trung tâm tài chính của Hồng Kông chịu tác động nghiêm trọng.

Giáo sư trợ lý tại đại học báo chí và truyền thông Hồng Kông, ông Masato Kajimoto, nhận xét: “Thông tin sai lệch chắc chắn sẽ khiến ý kiến công chúng còn chia rẽ hơn nữa. Tôi lo ngại rằng nó sẽ đến mức độ mà sự hòa giải không thể có được nữa”.

Trong khi việc lan tràn thông tin sai lệch đang khiến thế giới ngày một lo lắng, có rất ít nơi chịu tác động tồi tệ như Hồng Kông trong những tuần gần đây. Chỉ riêng trong 24 giờ gần đây, giới chức địa phương đã bác bỏ nhiều lời cáo buộc rằng họ ra lệnh cho cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình, hạn chế tiền rút khỏi ngân hàng, sử dụng quyền lực khẩn cấp để đóng cửa thị trường tài chính và trường học.

Sau ngày biểu tình bạo lực nhất vào tháng 6/2019, người đứng đầu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đã hối thúc người dân bình tĩnh và nhìn vào thực tế.

Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã khởi đầu với các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào quyền tự do tại Hồng Kông. Tuy nhiên khi mà các cuộc biểu tình ngày một cực đoan, thông tin đưa ra từ hai phía cũng bị thêu dệt ngày một nhiều.
Niềm tin vào các tổ chức tài chính Hồng Kông ngày một suy giảm. Gần 80% công chúng không hài lòng với chính quyền, con số cao hơn nhiều so với tỷ lệ 40% cách đây 1 năm. Chỉ 20% dân số thành phố ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, và chỉ nửa dân số hài lòng với lực lượng cảnh sát.
Theo BizLive

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích