Kinh tế Hồng Kông sẽ còn “chật vật” trong thời gian dài

Thứ hai, 11/11/2019, 09:31
Hồng Kông đạt được sự thịnh vượng về kinh tế nhờ vào vai trò trung gian giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy và thế giới.

Ảnh: LonelyPlanet

Khi ông Frank Wang, nhà sáng lập của một trong những công ty sản xuất thiết bị tiêu dùng lớn nhất thế giới, bắt đầu sự nghiệp của mình cách đây vài năm, ông nói đến vai trò quan trọng của Hồng Kông trong thành công của mình.

Từ thị trấn Hàng Châu, Trung Quốc, ông rời khỏi Trung Quốc để đi học Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông vào năm 2003, thành phố Hồng Kông mang lại những yếu tố cần thiết mà phía Trung Quốc đại lục không mang lại được cho ông, giúp ông khởi nghiệp với công ty DJI.

Công ty DIJ hiện được định giá 15 tỷ USD và được coi như biểu tượng thành công và đổi mới của công ty ở thành phố miền Nam Trung Quốc này.

Cùng với 2 người bạn học cùng đại học với một học bổng khởi nghiệp, ông Wang đến Thâm Quyến năm 2006 và cùng thành lập ra công ty DJI, công ty hiện giờ được định giá 15 tỷ USD và được coi như một trong những doanh nghiệp thành công nhất.

Ông Wang nói: “Chắc chắn tôi sẽ không có được ngày hôm nay nếu không đến Hồng Kông”. Hồng Kông hiện vẫn được coi như địa điểm quan trọng của những doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế”.

Hồng Kông vốn được coi như nơi mang đến cơ hội cho nhiều công ty Trung Quốc muốn phát triển lên ngưỡng cao hơn trong ngành công nghệ, thành phố này cũng đạt được sự thịnh vượng về kinh tế nhờ vào vai trò trung gian giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy và thế giới.

Tuy nhiên khi mà Trung Quốc đang căng thẳng ngày một nhiều hơn với Mỹ, biến động chính trị tại Hồng Kông không có dấu hiệu thuyên giảm, Hồng Kông đang tiến gần hơn đến suy thoái kinh tế đầu tiên trong 1 thập kỷ.

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng Standard Chartered, ông Kelvin Lau, nhận xét: “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và các cuộc biểu tình tại địa phương không chỉ gây tác động lên tăng trưởng kinh tế ngắn hạn mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều quyết định của doanh nghiệp ví như tuyển dụng hay đầu tư trong tất cả các ngành”.

Bất chấp số liệu kinh tế xấu, ông Lau chỉ ra thị trường tài chính vẫn vững mạnh. Cả tỷ giá hối đoái của đồng đôla Hồng Kông, vốn được neo tỷ giá vào đồng USD, và lãi suất chuẩn của các ngân hàng cho thấy rằng không có nhiều dấu hiệu dòng vốn bị rút ra và thanh khoản hạn chế.

Tuy nhiên, điều này có thể không kéo dài được lâu. Một số chuyên gia phân tích dự báo về thay đổi cấu trúc trong kinh tế Hồng Kông trong bối cảnh thách thức bên trong và bên ngoài ngày một nhiều.

Chuyên gia cao cấp tại Oxford Economics, ông Tommy Wu, khẳng định: “Tôi nghĩ rằng vai trò trung gian của Hồng Kông sẽ chịu nhiều tác động nghiêm trọng. Bất ổn chính trị tăng cao sẽ vẫn tác động xấu đến Hồng Kông kể cả những sự lộn xộn hiện tại chấm dứt”.
Việc hoạt động sản xuất được chuyển ra ngoài Trung Quốc do chiến tranh thương mại cũng sẽ làm giảm đi vai trò trung tâm giao dịch quốc tế của Hồng Kông.
Trong quý 3/2019, kinh tế Hồng Kông suy giảm 3,2% so với quý trước đó, mức suy giảm như vậy tồi tệ nhất tính từ khủng hoảng tài chinsh toàn cầu năm 2009. Xuất khẩu của Hồng Kông đã giảm liên tiếp 11 tháng tính đến hết tháng 9/2019, còn đầu tư giảm liên tục 4 quý.
Theo BizLive

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích