Khiếp đảm tăng giá: Bà nội trợ ra chỉ thị tiết kiệm

Thứ hai, 26/03/2012, 08:49
Để giải quyết bài toán tăng giá này, không ít những chiêu "siêu" tiết kiệm của các bà nội chợ đã được đưa ra và áp dụng triệt để nhằm giảm bớt chi phí sinh hoạt của gia đình mình hàng ngày.


Tin liên quan

>>Thực phẩm đồng loạt tăng giá
>>Xăng tăng giá, dân điêu đứng, đại lý thu lãi “khủng”
>>Hàng tiêu dùng đua nhau tăng giá
>>Tăng giá: Điện 5%, xăng 10%, gas 20%
>>Xăng tăng giá vào đầu tháng 3?
>>Hậu tăng giá xăng: Hàng hóa, dịch vụ nào sẽ “ăn theo”?


" Ban hành chỉ thị"

Từ đầu năm đến nay, giá gas đã 4 lần "nhảy múa" khiến nhiều gia đình kể cả các gia đình khá giả cũng phải đau đầu với bài toán tăng giá.

Chị Bùi Hương Lan (Đống Đa, HN) cho biết, sau khi biết thông tin gas tăng giá mạnh, tôi ra luôn "chỉ thị" cho gia đình khi đun nấu phải hết sức tiết kiệm và hạn chế sử dụng gas để nấu. Mỗi khi đi chợ mua thực phẩm cho gia đình cũng phải tính toán mua thứ này, thứ khác làm sao để khi chế biến có thể hạn chế tối đa thời gian đun nấu.
 

Theo kinh nghiệm của một số bà nội trợ khi đun nấu nên tránh bật bếp gas nhiều lần vì mỗi lần khởi động lại bếp gas sẽ xả ra một lượng đáng kể. Ngoài ra khi nấu cũng không nên để lửa quá to, chỉ cần để vừa phải vẫn làm cho thức ăn chín đều mà gas sẽ tốn ít hơn. Làm theo các cách thức này, thay vì dùng mỗi tháng  một bình gas, chúng ta có thể kéo dài được thêm vài ngày, thậm chí là nửa tháng.
 

Nhiều bà nội trợ còn sắm bếp điện từ, mua vỉ gia nhiệt (sản phẩm tiết kiệm gas) hay khi đun nấu thì dùng nồi có đáy mỏng, không dùng những chiếc nồi có đáy dày như nồi đất, nồi sứ... để tiết kiệm gas. Còn đối với những người ở ngoại thành, nhà có không gian rộng hơn một chút thì việc lựa chọn dùng thêm bếp than để đun nấu thay vì chỉ dùng nguyên bếp gas.
 


 

Bác Nguyễn Thị Nhàn, 54 tuổi (Từ Liêm, HN) nói: "việc dùng bếp than khá tiết kiệm, mỗi ngày chỉ mất một viên than với giá 5.000 đồng là có thể đun nấu thỏa mái, bếp gas giờ chỉ dùng để chiên xào và hâm nóng đồ ăn ". Theo bác Nhàn, gia đình có cháu nhỏ, hay phải đun nấu nhiều, đặc biệt là rất hay nấu các món hầm, một bình gas gia đình nấu chưa được một tháng, nay giá gas lại tăng như vậy nên tôi dùng thêm bếp than kèm theo nữa.


Ép chặt chi tiêu
 

Để tiết kiệm một cách triệt để và bắt đầu với thời kỳ "thắt lưng buộc bụng", các bà nội trợ đã phải tính toán tiết kiệm ngay cả trong chi tiêu lẫn thói quen ăn uống và có rất nhiều chiêu tiết kiệm đã được áp dụng và đem lại hiệu qủa.
 

Chị Trần Thu Hà Anh, nhân viên văn phòng cười khi kể về chiêu thức "siêu" tiết kiệm của mình trong thời buổi lạm phát tăng cao.
 

Trước kia, cứ đi chợ nhìn thấy cái gì ngon và thích là chị Hà mua về chế biến cho nhà ăn mà không quan tâm đến giá cả là bao nhiêu. Giờ thì khác, mỗi khi đi chợ chị thường ghi chép những thứ cần mua ra giấy để đảm bảo chỉ mua đủ chứ không thừa, có bữa chị còn áp dụng "thực đơn hai món ". Làm như vậy sẽ bớt tốn kém mà bữa ăn của gia đình vẫn đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng.
 

Chị còn chia sẻ tiếp những kinh nghiệm quý báu của mình: "Ngày xưa, cứ sáng ra là mỗi thành viên gia đình tôi ăn sáng mất 20 ngàn mà vẫn không thấy lo. Bây giờ tôi quyết tâm dậy sớm để nấu bữa sáng cho cả nhà". Như chị nói thì làm cách này gia đình vừa được ăn no lại còn tiết kiệm được một khoản kha khá.
 

Với những người nuôi con nhỏ, sữa đắt tiền chưa hẳn chất lượng tốt, mình có thể dùng sữa tươi miễn sao phù hợp cho con là được. Ngoài ra, trẻ em phát triển rất nhanh nên cũng không cần thiết phải mua quá nhiều quần áo mà chỉ mua vừa đủ mặc là được.
 

Theo bác Bình (Cầu Giấy) có kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề nội trợ khuyên nên tham khảo giá cả ở một vài nơi để chọn được nơi bán giá rẻ nhất ở gần khu vực mình sinh sống, hoặc cũng có thể đi chợ đầu mối mua hàng sỉ như thế vừa tiết kiệm mà thực phẩm lại tươi ngon.
 

Ngoài ra, còn nhiều chiêu thức khác cũng được áp dụng như thịt bò, thịt lợn tăng giá thì chuyển sang thịt gà, cá, hạn chế các món hầm mà chuyển sang các món xào, luộc, tích cực ăn các món chay...
 

Đối với những người đi làm thuê phải ở trọ, những sinh viên nghèo đời sống còn cơ cực hơn. Ngày lao động vất vả những bữa ăn cũng không được đảm bảo. Nhiều khi bữa ăn của họ chỉ là rau và rau thi thoảng mới dám ăn thịt. Chị Huệ (quê Bắc Ninh), một phụ bếp cho hơn chục người thợ xây tâm sự "hơn 10 người ăn những mỗi ngày chỉ được chi khoảng 150.000 đồng để lo bữa ăn. Phải tiết kiệm để đem tiền về quê chứ, tiêu hết lấy gì đem về ". Nhìn hơn 10 người quây vào một mâm ăn mà chỉ có rau và đậu mới thấu được cái nỗi khổ của người đi làm thuê.
 

Bác Tiến (quê Mê Linh, Hà Nội) bán hàng rong nem chua, xúc xích trên đường Xuân Thủy cũng than thở "hàng bán chẳng được là bao lại phải thuê trọ, chi tiêu cái gì cũng phải tính toán kĩ". Còn Mai Hương, sinh viên trường Trung Cấp Vạn Xuân chia sẻ "đến mỗi bữa ăn mình luôn phải đắn đo ăn gì, nấu gì sao cho vừa ngon, bổ lại rẻ nhưng với sự leo thang của giá cả thế này thì mình đành bó tay thôi".

Theo Vef

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn