Các tin khác
>> TP.HCM: Ca tử vong thứ 2 do bệnh tay chân miệng
>> Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện khắp cả nước
>> TP HCM: Sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao
>> Cách nào phòng tránh bệnh tay chân miệng?
ảnh internet
* Đã có 16 trường hợp tử vong
Theo phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn chia bệnh tay chân miệng làm năm độ bệnh, độ 1 (điều trị ngoại trú, khi trẻ có ban ở chân tay, miệng, có loét các vùng có ban nhưng không sốt). Từ độ 2-4 (gồm 2a, 2b, 3,4), bệnh nhân cần được nhập viện điều trị.
Bộ Y tế hướng dẫn giai đoạn 2a của bệnh bao gồm các dấu hiệu giật mình ít, sốt từ 39OC, nôn ói. Giai đoạn 2b, trẻ giật mình nhiều, run chi, yếu chi, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. Bệnh nhân độ 3 khi mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, hôn mê. Bệnh nhân chuyển sang độ 4 khi có ngưng thở, tím tái, phù phổi, sốc.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng mới có kèm theo phiếu đánh giá, phân loại và lưu đồ xử trí, mô tả kỹ lưỡng cách xử trí trong từng giai đoạn bệnh tay chân miệng, rất hiệu quả với bệnh viện tuyến dưới chưa thành thạo kỹ năng điều trị và là điểm đặc biệt của phác đồ mới so với hướng dẫn vừa bị bãi bỏ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3-4, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay ba tháng đầu năm có trên 21.000 bệnh nhân tay chân miệng ở 63/63 tỉnh thành. Tuần qua, thêm hai bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong từ đầu năm đến nay lên 16 trường hợp. Ngày 5-4, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội thảo tại TP.HCM nhằm rút kinh nghiệm điều trị từ các trường hợp tử vong do căn bệnh này thời gian qua.
Theo Tuoitre