Ông trưởng bản 40 tuổi, có 10 đứa con

Thứ bảy, 14/04/2012, 10:30
Dãy núi Phie Khao trơ trọi và khô cằn nằm trên địa phận xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Dãy núi này đang gồng mình "che chở" cho hơn 150 người dân tộc Mông sống sót qua ngày.

Các tin khác

>>Nghị lực sống của người đàn ông có nửa đầu
>>Tuyên Quang: Một nông dân tuyên bố chữa khỏi bệnh ung thư

 

Gia đình anh Dương Văn Dua chỉ còn ít ngô không đủ ăn trong 1 tháng nữa
 

Cái đói đang rình rập với gia đình anh Dương Văn Dua, một người dân Phie Khao. Còn 5 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch, nhưng trên gác bếp của gia đình anh chỉ còn đủ ngô để ăn trong vòng chưa đầy một tháng.

Anh Dua cho biết: Người dân ở đây trồng ngô một vụ và ăn cả năm. Một vụ ngô kéo dài khoảng 4 tháng, sau thời gian đó hầu hết mọi người đi chơi, hội hè. Đến thời điểm giáp hạt thì vay nhà hàng xóm. Hàng xóm hết thì mọi người rủ nhau đi làm thuê kiếm tiền mua ngô. Tiền công mỗi ngày làm thuê được 100.000đ, mua được 10kg ngô đủ ăn trong 4 ngày.

Quan niệm về được ăn no của người dân nơi đây cũng rất đơn giản: Đủ ngô để ăn. Ngô được giã nhỏ làm món mèn mén (một loại món ăn theo tiếng gọi của dân bản địa). Trong bữa ăn hằng ngày chỉ có mèn mén với muối trắng, ớt tươi và rượu. Hãn hữu lắm người dân mới xuống chợ mua được cân thịt lợn mỡ để ăn... Những hôm đi làm đồng thì người dân chỉ nấu bữa buổi sáng, ăn xong họ đem một phần lên nương ăn buổi trưa, còn lại để tối về ăn tiếp.

Đi khắp ngọn núi Phie Khao chúng tôi mới bắt gặp gia đình chị Dương Thị Si được cho là giàu nhất vì có một một chiếc ti vi đen trắng và một đầu DVD, còn điện thì được lấy từ một máy phát điện nhỏ đặt dưới con suối bên sườn núi.
 

Gia đình giàu nhất đỉnh Phie Khao có một chiếc ti vi đen trắng và một đầu DVD


40 tuổi - 10 đứa con: Hạnh phúc?

Ở cái nơi khô cằn sỏi đá, đến cả ngọn cỏ cũng héo hon, lụi tàn vậy mà sức đẻ của con người thì rất mạnh mẽ, dồi dào. Vì sự lạc hậu và sinh đẻ vô bờ bến đã đẩy cuộc sống của những con người chốn cao nguyên cằn cỗi vốn đã nghèo khó lại càng thêm khổ sở.

Ông La Xuân Tiến than rằng: Chưa có nơi nào mà sức đẻ lại khủng khiếp đến thế, nhà nhiều thì chục đứa, nhà ít thì 5 - 6 đứa. Có lẽ vì thế mà trên đỉnh Phie Khao chỉ có 25 hộ dân mà có tới 154 nhân khẩu.

Nổi tiếng nhất đỉnh Phie Khao vì đẻ nhiều đó chính là Trưởng bản Dương Thành Lự. Năm nay mới ngoài 40 tuổi nhưng ông Lự đã có tới 10 đứa con. Vì điều này nên dân làng cho rằng ông Lự là người hạnh phúc nhất đỉnh núi. Cũng vì thế mà từ bao năm nay, gia đình ông chỉ quẩn quanh mấy chuyện ăn uống rồi dựng vợ gả chồng cho con cái đã đủ mệt, chứ chưa nói đến chuyện thoát đói, nghèo.

Chúng tôi cứ nghĩ gia đình ông Lự sinh 10 người con như vậy là quá đủ, nhưng ông Lự thì nghĩ khác. Trong lất ngất men rượu, ông Lự tự hào rằng, phải đẻ thêm hai đứa nữa. Lúc nào đủ 12 đứa con mới chịu đi làm kế hoạch.

Có lẽ "học tập" của ông Lự nên nhiều gia đình trên núi Phie Khao đã sinh tới 8 - 9 người con rồi mà vẫn muốn sinh nữa. Ông Dương Văn Xó, một người dân sống trên núi khoe rằng, mình mới đẻ được 8 đứa con nhưng vẫn muốn đẻ nữa cho bằng bạn bằng bè, mỗi khi làm nhà làm cửa thì không phải nhờ người khác.

Cũng trong cái guồng đẻ nhiều đó, anh Dương Văn Dua mặc dù mới 27 tuổi nhưng đã có tới 4 người con, vợ anh chuẩn bị đẻ đứa con thứ 5. Trong khi đó anh Dua cho biết là sẽ cố gắng đẻ thêm hai đứa nữa mới dừng lại.
 

Trong lất khất men say, Trưởng thôn Dương Thành Lự tự hào khoe với cán bộ "thành tích" đẻ nhiều của mình

Lấy tiền trợ cấp mua rượu thịt

Do cổ hủ và lạc hậu, lại cộng thêm việc người dân không biết tiếng phổ thông nên công tác tuyên truyền thuyết phục người dân nơi đây gặp muôn phần khó khăn.

Ông Tiến kể rằng: Tuyên tuyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình rất nhiều lần, nhưng nói xong rồi đâu lại vào đấy, họ vẫn cứ đẻ sòn sòn. Cán bộ trẻ có năng lực, trình độ về tuyên truyền thì lại không biết tiếng Mông, còn cán bộ gạo cội biết tiếng Mông thì trình độ năng lực lại hạn chế...

Do người dân không biết tiếng phổ thông nên trong mỗi buổi tuyên truyền xã phải cho người phiên dịch tiếng Kinh sang tiếng Mông và ngược lại, nên hiệu quả tuyên truyền thấp.

Còn những chuyện khác mà cán bộ chứng kiến chỉ biết cười cùng sự thất vọng. Ví dụ như khi các cháu lĩnh tiền trợ cấp theo chế độ chính sách là 140.000đ/tháng. Lúc đó con ngồi trong, bố mẹ ngồi ngoài cửa. Con lấy tiền ra một cái là bố mẹ lấy tiền đi mua thịt, mua rượu về uống. Cán bộ tuyên truyền đến thuyết phục bảo tiền đó phải dùng để mua sách cho con cái ăn học. Họ nghe đấy nhưng cán bộ đi khuất đâu lại vào đó.

Thậm chí có những đợt phát gạo cứu đói cho người dân, khi nhận xong họ lại đem bán gạo đổi ngô, số tiền dư ra lại mua rượu thịt về uống.
Theo Bee.net

Các tin cũ hơn