Đám cưới đồng tính: “Không thể nói là băng hoại đạo đức”

Thứ tư, 30/05/2012, 14:38
“Người đồng tính chiếm số ít, nhưng họ cũng có trái tim và khát khao được sống với người mình yêu thương” - ông Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) nói.

>>Kiên Giang: Hai thanh niên tổ chức cưới đồng giới bị phạt
>>Chùm ảnh: đám cưới đồng giới gây xôn xao Hà Tiên
>>Kiên Giang: Đám cưới đồng giới gây xôn xao
>>Dân mạng lại 'sốt' vì đám cưới đồng tính nữ ở Cà Mau

Dù cái nhìn của xã hội đã thoáng hơn rất nhiều, nhưng sức ép với người đồng tính vẫn còn rất lớn. Theo tìm hiểu của ông, người đồng tính đang chịu những sức ép gì?

- ISEE đã có nhiều nghiên cứu về người đồng tính, thậm chí có những nghiên cứu online với sự tham gia của 4.000 - 5.000 người. Đa phần người đồng tính vẫn đang phải chịu sự kỳ thị, cấm đoán, thậm chí đánh đập tàn tệ của người thân, sự nhạo báng của bạn bè.

Điều này đã dồn nhiều người đến mức phải tự tử, chán đời, bỏ nhà đi, sa vào các tệ nạn xã hội... Nhiều người gắng gượng đi lấy chồng, lấy vợ để rồi phá hủy thêm hạnh phúc của một người khác...

Đã có một vài đám cưới giữa những người đồng tính được tổ chức. Ông nghĩ sao về những đám cưới như thế?
 



Hình ảnh một số đám cưới của người đồng tính được tổ chức gần đây
 

- Tôi thấy đó là những người dũng cảm, dám sống là mình. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít dám vượt qua dư luận, vượt qua sự cấm đoán của cha mẹ. Còn rất nhiều người đồng tính khác vẫn phải âm thầm giấu đi giới tính thật của mình.

Không ít người cho rằng đám cưới đồng tính là băng hoại đạo đức, phá bỏ thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Quan điểm đó có quá khắt khe không, thưa ông?

- Theo tôi hiểu, thuần phong mỹ tục của người Việt mang tính nhân văn rất cao và trân trọng tình yêu, hạnh phúc của mọi người, không hề có sự kỳ thị, bài xích, khiến người khác tổn thương, cũng không xâm hại quyền yêu thương của bất kỳ ai.

Nếu cho rằng việc sống đúng là mình, muốn được khẳng định tình yêu và cam kết chung sống với nhau của người đồng tính là "trái với thuần phong mỹ tục" cũng có nghĩa đi ngược với bản chất vốn có của thuần phong mỹ tục.
 

Ông Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE)
 

Có người đặt vấn đề rằng “Nếu đồng tình cho đám cưới đồng tính sẽ làm ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống, khiến cho nhân loại không thể phát triển”. Liệu có đáng lo ngại đến mức đó, thưa ông?

Việc công khai tình yêu, giới tính thật của bản thân là nhu cầu hết sức bình thường. Là một người làm việc về quyền cho người đồng tính, bản thân tôi thấy rất cảm kích trước hành xử đậm chất nhân văn của các bậc phụ huynh gần đây đã đứng ra tổ chức lễ cưới cho con mình. Đồng tính là một xu hướng tính dục bình thường nên không thể thay đổi hoặc tác động để “giáo dục, răn đe”.

Ông ủng hộ cho người đồng tính kết hôn với nhau. Vậy, để bảo vệ hạnh phúc của mình, người đồng tính cần chuẩn bị hành trang gì?

- Dù đồng tính hay dị tính, trước khi chung sống với nhau hay kết hôn, bạn trẻ cần phải có tri thức, có khả năng sống tự lập về kinh tế, biết chăm lo cho bản thân và người yêu, chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những mâu thuẫn, rắc rối trong cuộc sống chung.

Không ít người đồng tính sau khi tổ chức đám cưới đã bị bố mẹ cấm đoán, dư luận chỉ trích. Kết quả đôi lứa chia lìa, bạn trẻ đau khổ thậm chí tự tử, bỏ nhà... Vì thế, người đồng tính nên tham gia các cộng đồng người đồng tính khác, để có sự hỗ trợ khi cần thiết.
 

Việc công khai tình yêu, giới tính thật của bản thân là nhu cầu hết sức bình thường. Là một người làm việc về quyền cho người đồng tính, bản thân tôi thấy rất cảm kích trước hành xử đậm chất nhân văn của các bậc phụ huynh gần đây đã đứng ra tổ chức lễ cưới cho con mình. Đồng tính là một xu hướng tính dục bình thường nên không thể thay đổi hoặc tác động để “giáo dục, răn đe”.
 


Theo DanViet

Các tin cũ hơn