- Theo đuổi ước mơ đi du học từ rất lâu, em có thể chia sẻ thêm về mong ước này của mình?
- Không chỉ em mà rất nhiều bạn bè đã từng ít nhất một lần mơ ước được trở thành du học sinh, được khám phá cả tri thức và văn hoá thế giới. Dẫu vậy, ai cũng có một câu chuyện, với em khá tình cờ.
Năm 2009, khi mới chỉ là một cô bé lớp 10, em được biết tới VietAbroader - một tổ chức phi lợi nhuận do các anh chị du học sinh Việt Nam sáng lập. VietAbroader đã tổ chức hội thảo hỗ trợ thông tin và kinh nghiệm du học cho các bạn trẻ, và em quyết định tham gia.
Nguyễn Hoàng Quyên
Từ ý định đến dự hội thảo để tham khảo, em được làm quen với quá trình nộp hồ sơ du học. Những thông tin này khiến cho ước mơ du học của em trở nên thực tế hơn rất nhiều. Và em bắt đầu lên kế hoạch cho mình.
- Không có con đường nào khác ngoài việc cố gắng mỗi ngày. Không chỉ nâng cao thành tích học tập mà còn phải tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá. Lời khuyên của em cho những bạn muốn hiện thực hoá ước mơ du học là phải chuẩn bị hồ sơ càng sớm càng tốt. Để có thể "apply" (xin học) vào một trường ĐH trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, bảng thành tích là trọng điểm nhưng chưa phải là tất cả.- Kế hoạch đó là gì, em có thể chia sẻ kinh nghiệm này không?
Điểm tối quan trọng thứ đầu tiên là phải hoàn thành các kì thi bắt buộc như TOEFL, SAT... trong khoảng thời gian mà bạn có thể chủ động. Vì trong thực tế, lớp em có nhiều bạn học lực rất khá, nhưng vì chủ quan, thi lấy chứng chỉ muộn, dẫn đến việc không đủ thời gian ôn thi, hoặc quá hạn nộp chứng chỉ nên kết quả không như mong muốn.
Thứ hai, đối với các trường ĐH Mỹ, hội đồng xét tuyển chú trọng rất nhiều tới mảng hoạt động ngoại khoá của những học sinh đăng ký dự tuyển. Ai cũng biết chuyện này nhưng lại thường chủ quan, chỉ tham gia hoạt động ngoại khoá theo kiểu "điểm danh", để có cái điền vào hồ sơ du học vào năm cuối của THPT.
Những người đọc hồ sơ của bạn rất tinh nhạy, họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra sự gian dối và hồ sơ của bạn bị loại. Hãy thể hiện đam mê, nhiệt huyết trong hồ sơ, bạn sẽ thành công với quá trình "apply".
- Bản thân em đã đạt được thành công gì trong quá trình này?
- Em đã đăng ký vào 6 trường ĐH của nước Mỹ và đã được nhận ở cả 6 trường: ĐH Yale, ĐH của Chicago, ĐH Brown, ĐH Colombia, ĐH Stanford và ĐH Havard. Đây là những ngôi trường rất tốt và em cảm thấy mình rất may mắn khi được nhận.
- Nhưng em tự giới thiệu là sẽ nhập học ĐH Stanford vào mùa thu tới, đồng nghĩa với việc em từ chối Havard?
- Vâng, đối với em, lựa chọn này khá là khó khăn. Em đã rất mất nhiều tháng ngày đắn đo giữa Havard và Stanford. Mọi người nghĩ rằng quá trình "apply" đã khó nhưng khi đã được chọn vào trường và phải quyết định xem lựa chọn trường nào là tốt nhất cho mình thì cũng khó không kém.
Lúc đang phải phân vân, em đã tham khảo ý kiến của anh Huỳnh Minh Việt, là sinh viên tững học ở Stanford và tháng 3 vừa rồi anh ấy cũng vừa tốt nghiệp, lấy bằng MBI ở Havard. Em tin tưởng anh là một người khá gạo cội và có kinh nghiệm ở cả hai trường Stanford và Havard. Và anh đã khuyên em rằng đối với người có tính cách hoạt bát như em thì Stanford thích hợp hơn.
Từ chối Havard để trung thành với ước mơ hoạt động tình nguyện
Nguyễn Hoàng Quyên bên những bạn bè thân thiết VietAbroader. Họ đều là những du học sinh tại các trường ĐH danh giá thế giới.
- Vậy là em quyết định bỏ Havard theo lời khuyên của đàn anh?
- Đó là một lời khuyên hữu ích nhưng không phải là tất cả. Em nghĩ lí do chính khiến em không vào Havard là vì chính con người em. Em muốn đi theo con đường phát triển toàn diện bản thân, muốn học ở một ngôi trường có "school spirit", tức là tinh thần của trường học lúc nào cũng phải trẻ trung, bạn bè cởi mở.
Trong khi đó, môi trường học tập ở Havard tập hợp những bạn suốt 12 năm học phổ thông đều là số 1, vì vậy, nếu em vào Havard, em sẽ phải tiếp tục cuộc đua "làm thế nào để giữ vị trí số 1".
Vì vậy, em đã chọn Stanford. Dù Stanford không dễ hơn nhưng nó tốt hơn cho sự hình thành tính cách của em và em có thể "apply" lại với Havard sau này. Có thể sẽ lại may mắn, có thể không nhưng em nghĩ Stanford là lựa chọn tốt nhất với em lúc này.
- Havard không chỉ có chất lượng mà còn có danh tiếng nữa, người ta vẫn nói tấm bằng của Havard là "giấy thông hành mọi cánh cửa của nhà tuyển dụng", em không tiếc khi từ bỏ danh tiếng của Havard sao?
- Ở Việt Nam, mọi người biết đến Havard nhiều hơn. Còn trên thế giới, theo như em tham khảo thì hai trường này gần như tương đương với nhau về phần danh tiếng. Nhất là về sau em dự định làm việc cho các công ty nước ngoài thì Stanford không thua kém gì Havard.
Hơn nữa, suốt ba năm cấp 3 em đã dành tình yêu cho Stanford, với ngôi trường này, em ấp ủ rất nhiều ước mơ và dự định. Em nghĩ rằng em nên trung thành với với mơ của mình.
- Có lí do đặc biệt nào khiến cho em cảm thấy gắn bó với ngôi trường mà em chưa từng học đến vậy?
- Em đã từng đi thăm cả Stanford và Havard. Đối với em thì Stanford thực sự thu hút bởi vẻ đẹp của những hàng cây với nắng vàng và bãi biển bên trường học. Hơn nữa, Stanford nằm ngay cạnh thung lũng Silicon, là nơi khoa học công nghệ và đời sống của giới trẻ rất phát triển, rất thuận lợi.
Môi trường học của ngôi trường này cũng khá là thú vị. Nó không nặng về nghiên cứu như Havard mà nó chú trọng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Hoạt động thể thao, văn nghệ của trường rất mạnh. Thậm chí, em còn được biết là có những vận động viên Olympic xuất phát từ ngôi trường này. Tất cả những điều đó rất phù hợp với sở thích và tính cách của em.
Tuy vậy, đúng là có một lí do đặc biệt khiến cho em gắn bó với Stanford. Em rất thích hoạt động cộng đồng, nhất là hoạt động tình nguyện và hiện nay em đang tham gia tổ chức tình nguyện của sinh viên quốc tế mang tên SEALNet (Mạng lưới lãnh đạo trẻ của Đông nam Á). Ngay khi em được biết là SEALNet do Stanford sáng lập nên, em đã yêu thích ngôi trường này.
Nguyễn Hoàng Quyên - cô bạn "nói không" với ĐH Havard.
Hơn nữa, cũng nhờ có SEALNet mà em mới có thể được lựa chọn vào nhiều trường ĐH như vậy. Đồng thời, với việc hoạt động trong tổ chức này, mỗi năm tụi em có thể hoạt động ở rất nhiều nước Đông Nam Á với các chủ đề về môi trường, trẻ em, lao động nhập cư... Và năm nay em sẽ lãnh đạo một dự án trong TP. HCM về người khuyết tật.
Khát khao khám phá thế giới và chinh phục nền giáo dục cởi mở nước Mỹ
- Em vẫn chưa quyết định chuyên ngành của mình nhưng em đang nghĩ tới việc theo học hành chính công hoặc quan hệ quốc tế. Ngoài ra em cũng thích học lịch sử, nghệ thuật nhưng đó chỉ là sở thích chứ chưa phải là lĩnh vực em muốn theo đuổi.- Chuyên ngành của em ở trường ĐH là gì?
Những chuyên ngành này giúp em có thể tiếp cận với những công việc em yêu thích như công việc quản lý công ty do chính sinh viên Stanford thành lập nên. Nó cũng giúp em được đào tạo tổng thể về hành chính, chính trị, lịch sử, xã hội... và em sẽ có một kiến thức nền để có thể làm được nhiều việc mà em muốn. Em rất thích tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp trên thế giới.
- Quyên thích tìm hiểu về văn hoá, xã hội như vậy thì thời gian lưu học ở Mỹ chắc đã để lại trong em nhiều ấn tượng?
- Em được học một năm THPT tại Mỹ theo chương trình học bổng ASSIST. Đây cũng là một phần lí do khiến em muốn được tiếp tục du học ở Mỹ. Thời gian này, em được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị.
Mỗi học kì em được ở với một gia đình host (chủ nhà tình nguyện cho du học sinh ở trọ) khác nhau. Gia đình của em rất tốt, họ thường xuyên đưa em đi ăn, đi mua quà, cho em đi du lịch ở Boston, Texas... Em sống với họ như một đứa con và gọi là anh chị.
- Em thấy cách giáo dục của trường học ở Mỹ khác gì so với Việt Nam?
- Khi ở bên đó, em phải đọc rất nhiều so với học ở Việt Nam. Ví dụ như văn học ở Việt Nam thường là những trích dẫn chẳng hạn, thì bên kia bọn em phải đọc cả một cuốn sách, tự ghi chú và tự hiểu. Về cách tư duy và phân tích bọn em được phát triển nhiều hơn. Môn tiếng Anh bọn em viết luận rất nhiều, thậm chí viết cả thơ. Cách làm này cho phép em phát triển cá tính của bản thân trong văn học rất nhiều.
Ngoài ra, trong trường cấp 3 em theo học ở Chicago còn có lớp nhiếp ảnh, cơ sở vật chất rất tốt cộng với cách dạy học thoải mái, không áp đặt khiến cho em muốn đến trường nhiều hơn. Với các lớp lịch sử, nghệ thuật, bọn em cũng được đi dã ngoại, thăm các viện bảo tàng... chứ không sử dụng nhiều kiến thức khô khan. Việc học rất bận rộn nhưng bọn em vẫn được tham gia các hoạt động thể thao, rèn luyện thể dục hàng ngày.
- Việc học bận như vậy thì các bạn học sinh Mỹ có còn thời gian để vui chơi và hoạt động ngoại khoá?
- Dó là do lượng môn học trong một năm ít hơn. Trong một năm, bọn em chỉ học 5 môn, không như ở Việt nam học 11 môn trong một học kì. Học sinh được phép tự chọn môn học mà mình thích và không buộc lòng phải học những môn mà mình không mấy quan tâm như giáo dục công dân, kĩ thuật công - nông nghiệp. Cho nên, khi em kể cho các bạn bè em ở bên Mỹ rằng ở Việt nam luôn phải học 11 - 12 môn thì các bạn rất là sốc.
Cho tới nay, em rất thích phương pháp giáo dục cởi mở ở Mỹ và mong muốn tiếp tục chinh phục bậc giáo dục đại học tại đây.