Theo đó, người người, nhà nhà, tất cả đều đua nhau nhập sắn củ từ các tỉnh vùng núi như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai… về tinh chế. Lúc cao điểm, các hộ tham gia nghề này chiếm tới 2/3 làng.
Nhưng ngặt nỗi, việc phát triển nghề còn manh mún, thủ công, theo lối mạnh ai người ấy làm. Vậy nên chỉ sau một thời gian ngắn, xã Liên Hiệp đã phải đối mặt với tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Khắp xã, đi tới đâu người ta cũng thấy cái mùi thum thủm bốc ra từ những đống bã sắn ngồn ngộn để ven đường. Chưa hết, hệ thống thoát nước, cống rãnh chạy quanh làng, thậm chí là toàn bộ những ao hồ trong xã hiện cũng đặc quánh là bã sắn tồn đọng hết năm này qua năm khác.
Qua tìm hiểu được biết, tính trung bình, mỗi ngày một hộ làm chừng 4 tấn sắn củ. Và nước lọc làm tinh bột sắn sau khi qua sơ chế được thải trực tiếp ra môi trường. Ao tù, nước đọng khiến ruồi muỗi phát triển, một số bệnh dịch đã bắt đầu gia tăng.
Ông Đinh Trọng Du, Trạm trưởng Trạm Y tế của xã Liên Hiệp thừa nhận, số ca bị mắc bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ và người già đã tăng đột biến trong vài năm đổ lại đây. Có những tháng trạm y tế của xã phải đón nhận, điều trị tới hơn 300 trường hợp bị nhiễm đường hô hấp. Và theo ông Du, nguyên nhân bắt đầu từ vấn nạn ô nhiễm do sản xuất sắn củ.
Qua tìm hiểu của PV, mong mỏi lớn nhất của người dân cũng như chính quyền xã Liên Hiệp là có được một khu công nghiệp quy hoạch làng nghề làm sắn. Có như vậy, vấn nạn ô nhiễm môi trường mới được giải quyết và người dân đỡ khổ.
Làng nghề chế biến sắn củ Liên Hiệp - Ảnh: An Tuấn |
Trung bình một ngày, một hộ gia đình chế biến tới 4 tấn sắn củ - Ảnh: An Tuấn |
Bã sắn đánh đống ven đường bốc mùi hôi thối - Ảnh: An Tuấn |
Bã sắn được đóng vào bao - Ảnh: An Tuấn |
Bã sắn đóng bao chất đầy đường cũng bốc mùi rất khó chịu - Ảnh: An Tuấn |
Hệ thống cống rãnh đen ngòm nước thải từ làm sắn củ - Ảnh: An Tuấn |
Khắp đường làng cũng lênh láng nước thải từ làm sắn - Ảnh: An Tuấn |
Toàn bộ hệ thống áo hồ bị ô nhiễm nặng bởi nghề chế biến sắn củ - Ảnh: An Tuấn |
Theo Thanhnien