Những lá chắn bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển Đông

Thứ ba, 08/01/2013, 08:58
Ngày 25/1, Nghị định về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư chính thức có hiệu lực. Ngư dân kỳ vọng lực lượng sẽ là “lá chắn” bảo vệ và giúp đỡ họ hoạt động an toàn, hiệu quả hơn trên biển.
Lá chắn bảo vệ ngư dân

Cho đến nay, các điều kiện để ra đời Cục Kiểm ngư đã tương đối hoàn tất. Trong đầu tháng 1 này, quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục sẽ được Bộ trưởng NNPTNT ký ban hành”.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám cho biết, Cục Kiểm ngư sẽ bao gồm cơ quan của Cục ở T.Ư và các Chi cục Kiểm ngư vùng.

“Trước mắt, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc Bộ, thuộc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KTBVNLTS) sẽ được chuyển thành Chi cục Kiểm ngư vùng vịnh Bắc Bộ. Cơ quan kiểm ngư các vùng biển khác sẽ từng bước được hoàn thiện”.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Song song với việc xây dựng, tổ chức bộ máy, hiện Tổng cục Thủy sản cũng đang tập trung chuẩn bị nhân lực cho kiểm ngư.

Theo đó, các kiểm ngư viên sẽ là những người có chuyên môn về thủy sản và có kinh nghiệm dạn dày hoạt động trên biển được lấy từ các nhiều cơ quan chuyên môn như thanh tra viên của Cục KTBVNLTS, cùng cán bộ thủy sản ở các địa phương…

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Về trang bị tàu thuyền cho kiểm ngư, ông Tám cho biết: “Sẽ có 2 tàu lớn có thể hoạt động dài ngày trên biển được trưng dụng từ lực lượng Thanh tra của Cục KTBVNLTS để trang bị cho kiểm ngư.

Mặt khác, Bộ NNPTNT cũng đang trình Chính phủ đề án đóng tàu mới cho lực lượng này”. Cũng theo ông Tám, trong khi chờ có tàu mới, lực lượng kiểm ngư hoàn toàn có thể trưng dụng tàu tuần tra của các lực lượng khác.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Lực lượng kiểm ngư được giao 9 nhiệm vụ theo Nghị định 102, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng như: Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

Đồng thời, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Ngư dân vững lòng vươn khơi khi có lực lượng kiểm ngư bảo vệ.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về thủy sản; hướng dẫn ngư dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển thực hiện các quy định pháp luật về thủy sản.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của kiểm ngư là tham gia công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Không dừng lại đó, ngư dân Việt Nam cũng được bảo vệ bởi lực lượng cảnh sát biển. Đây là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 1, Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam).

Hiện cảnh sát biển còn được trang bị radar có tầm quét cánh quạt 100km, trong đó khoảng 70km radar nhìn rõ tàu xâm phạm vùng biển.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Trước tình trạng tàu cá của ngư dân Trung Quốc xâm phạm trái phép chủ quyền biển Việt Nam, sắp tới sẽ có máy bay tuần thám tham gia tuần tra trên biển.

Cảnh sát biển sẽ có các trạm trên các đảo trọng yếu để phối hợp với máy bay tuần thám xử lý tàu nước ngoài xâm nhập, hỗ trợ, khẩn cứu ngư dân và tàu trên biển gặp nạn. CSB cứu chữa một trường hợp ngư dân gặp nạn trên biển.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Để lực lượng cảnh sát biển có thể thực hiện tốt nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm và tiến hành đầu tư đóng nhiều loại tàu tuần tra, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho cảnh sát biển. Hiện nay, trong biên chế của cảnh sát biển có nhiều tàu tuần tra TT-120, tàu TT-200 và tàu TT- 400 với lượng giãn nước lần lượt là 120, 200 và 400 tấn.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Đây đều là loại tàu cao tốc vỏ thép, tính tự động hóa cao, lắp đặt nhiều thiết bị điện tử hiện đại, có khả năng chịu sóng gió cấp 8-10. Các tàu thường được vũ trang tháp pháo cỡ nòng nhỏ để phòng vệ khi cần.

Lá chắn bảo vệ ngư dân

Để đáp ứng nhiệm tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển, Cảnh sát biển còn được trang bị thêm 4 tàu kéo cứu hộ (CSB 9001, 9002, 9003, 9004) do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, công ty Sông Thu sản xuất trong nước.

Tàu kéo này có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 52,4m, rộng 12m. Tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, sóng to gió lớn, thời gian 30 ngày đêm.

Lá chắn bảo vệ ngư dân
Tàu kéo cứu nạn 3500 CV được trang bị một tổ hợp máy bơm cứu hộ được lắp đặt trong khoang máy chính. Thông qua một cửa thông biển riêng, tổ hợp cung cấp nươc cứu hỏa, bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc ca bin Đường kính họng phun D = 90 mm, tầm phun xa nhất ở góc nghiêng 45 độ với lưu lượng 350 m3 /giờ súng phun có thể đạt tầm xa đến 75m.
Lá chắn bảo vệ ngư dân

Trong tương lai gần, đội tàu Cảnh sát biển sẽ có thêm tàu hiện đại DN 2000 do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam thực hiện.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng được trang bị 3 máy bay tuần thám biển C-212-400 do Tập đoàn CASA Tây Ban Nha thiết kế sản xuất. Theo thiết kế của nhà sản xuất, C212-400 có thể mang súng máy và rocket để tham gia tấn công trên biển.

Lá chắn bảo vệ ngư dân
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 120 có chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, kiểm soát và ngăn chặn các loại tàu thuyền vi phạm các qui định của Nhà nước về Hải quan, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hải phận Việt Nam.
Lá chắn bảo vệ ngư dân
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 400 là tàu cao tốc vỏ thép, đây là dạng tàu có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại. Khả năng tự động hóa, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng đến cấp 10.
Lá chắn bảo vệ ngư dân
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 400 là tàu cao tốc vỏ thép, đây là dạng tàu có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại. Khả năng tự động hóa, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng đến cấp 10.
Lá chắn bảo vệ ngư dân

Để lực lượng cảnh sát biển có thể thực hiện tốt nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm và tiến hành đầu tư đóng nhiều loại tàu tuần tra, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho cảnh sát biển.

Trưa ngày 16/8, chiếc máy bay tuần tiễu biển CASA -212-400 đầu tiên của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Trung đoàn 918, Quân chủng Phòng không-Không quân và chính thức trở thành chiếc máy bay tuần thám đầu tiên dạng này của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo Phunutoday

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích