Ẩn Kiếm
Năm 2006, Trung Quốc cho ra mắt một chiến đấu cơ gọi là máy bay không người lái (UAV) được đặt tên là Dark Sword (tạm dịch là Ẩn Kiếm). Tuy nhiên, UAV này sau đó không còn thấy xuất hiện.
UAV Ẩn Kiếm của Trung Quốc. |
Các nhà phân tích quân sự phương Tây không chắc chắn về việc liệu UAV có còn được phát triển hay không và nếu có UAV sẽ hoạt động như một động cơ phản lực tốc độ cao, có thể giám sát và tấn công ở phạm vi xa trên bờ biển Trung Quốc.
Dù "số phận" của Ẩn Kiếm hiện nay thực sự vẫn là một “ẩn số” nhưng các kế hoạch phát triển UAV của Trung Quốc vẫn đang là mối quan tâm của nhiều nước. Hè năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở vùng ven biển nước này.
UAV Pterodactyl I
Một loại chiến đấu cơ có tên là Pterodactyl I của Trung Quốc được đánh giá cao tương tự UAV của quân đội Mỹ. UAV Pterodactyl I được thiết kế nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát mục tiêu ở độ cao tầm trung và có khả năng tấn công nhanh.
Mô hình máy bay không người lái Pterodactyl I. |
Một loại UAV khác của Trung Quốc có tên gọi là Soaring Dragon có phiên bản nhỏ hơn RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Loại UAV này được thiết kế để giám sát biển và trinh thám ở độ cao lớn.
Tiêm kích tàng hình J-20
Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J-20 đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Theo dự kiến, tiêm kích này sẽ được đưa vào hoạt động sau năm 2017.
Mô hình Tiêm kích tàng hình J-20 . |
Các nhà phân tích cho biết, J-20 của Trung Quốc được phủ một lớp có thể làm phân tán sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân tiêm kích. Trung Quốc không tiết lộ nhiều về thông tin chương trình phát triển máy bay này.
Tuy nhiên, hồi tháng 9/2012, Trung Quốc đã ra mắt mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà theo giới quan sát, tiêm kích này có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay. Điều này cho thấy, chỉ có tiêm kích tàng hình J-20 là loại tiêm kích hiện đại nhất của Trung Quốc sẽ được phát triển.
Tên lửa đạn đạo tĩnh DF-21D
Tên lửa đạn đạo tĩnh DF-21D của Trung Quốc có khả năng tấn công và tiêu diệt mục tiêu bằng cách đánh phủ đầu.
Mô hình tên lửa đạn đạo tĩnh DF-21D. |
DF-21D được phóng từ vùng gần bờ biển. Tên lửa được bay vào vũ trụ rồi quay lại với tốc độ khoảng 3.000 dặm/giờ và tấn công với 1.300kg thuốc nổ vào mục tiêu. DF- 21D được các nhà quân sự Trung Quốc đặt biệt danh là “sát thủ tàu sân bay”.
Tàu vũ trụ Thần Long
Với một trạm không gian đang được xây dựng nhằm thực hiện sứ mệnh phát triển tàu vũ trụ có người lái vào Mặt Trăng, hiện nay Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân quyền lực trong quỹ đạo.
Mô hình máy bay vũ trụ Thần Long. |
Năm 2007, Trung Quốc đã “khoe” tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ.
Hiện nay, Trung Quốc đang thử nghiệm một phương tiện bay vào quỹ đạo không người lái, máy bay Thần Long (Shenlong). Thần Long được so sánh với máy bay vũ trụ X-37B của không quân Mỹ, có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo, mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia “địch” trong không gian.
Theo Tienphong