Báo Hoàn Cầu phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển

Thứ ba, 29/01/2013, 10:04
Bài báo tỏ ra hung hăng khẳng định lòng tham "đường lưỡi bò", đồng thời coi luật pháp quốc tế như thứ vô giá trị.

Tân Hoa xã ngày 26/1/2012 đăng lại bài viết của tờ Hoàn Cầu Trung Quốc có nhan đề “Việt Nam bày tỏ thái độ về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án, muốn giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông”.

Bài viết cho rằng, từ khi xảy ra tranh chấp ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc tuyên truyền là đảo Hoàng Nham) đến nay, Trung Quốc liên tục coi đó là “lãnh thổ vốn có” của họ, rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi”.

Duong luoi bo

Trung Quốc liên tục trang bị tàu hộ vệ, tàu khu trục mới cho Hạm đội Nam Hải

Thực ra thì điều khẳng định này của Trung Quốc chưa thấy căn cứ pháp lý ở đâu, kể cả "đường lưỡi bò" vô lý đòi trên 80% biển Đông, liếm sát bờ biển các nước ven biển Đông.

Theo bài báo này, Philippines bất chấp sự thực “chủ quyền của Trung Quốc” (không có bằng chứng), đã “gây ra tranh chấp”, gần đây còn đưa vấn đề chủ quyền biển Đông đem ra Tòa án luật biển quốc tế để tố cáo Trung Quốc. Trong khi đó, gần đây, Việt Nam cũng cho biết, muốn giải quyết hòa bình tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Bài viết dẫn nguồn hãng tin CNA Đài Loan ngày 25/1 cho rằng, đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Việt Nam đối với vấn đề này. Bài báo dẫn nguồn tin từ Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, quan chức Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, lập trường nhất quán của Việt Nam là phải giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Trung Quoc

Hạm đội Nam Hải thường xuyên tập trận đe dọa các nước

Tờ “Thanh niên” Việt Nam dẫn lời giáo sư Hoàng Việt, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, kết quả phán quyết của trọng tài quốc tế sẽ không có hiệu lực đối với nước thứ ba, nhưng phán quyết này sẽ gây tác động to lớn đối với phương diện pháp lý của tranh chấp biển Đông.

Ông phân tích, nếu kết quả trọng tài cho rằng, “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 thì sẽ có lợi cho các nước có liên quan khác. Ngược lại, sẽ có lợi cho Trung Quốc, “sẽ làm cho vấn đề biển Đông càng trở nên phức tạp và nguy hiểm”.

Nhưng, giáo sư Hoàng Việt chỉ ra, tòa án quốc tế cũng có khả năng từ chối thụ lý vụ kiện này. Giáo sư Hoàng Việt nhấn mạnh, trong tranh chấp biển Đông, một số nước ủng hộ Philippines, phán quyết của trọng tài quốc tế sẽ có tác động to lớn đối với các nước có liên quan.

Bien Dong

Trung Quốc ngày càng ra sức tuyên truyền để thực hiện tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, nhưng họ hoàn toàn không có bằng chứng pháp lý và lịch sử.

Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, ngày 23/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục lên giọng khẳng định cái chủ quyền bất hợp pháp của họ đối với “đường lưỡi bò”, rêu rao là họ có bằng chứng pháp lý và lịch sử đầy đủ.

Trung Quoc

Trung Quốc khát dầu và tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi thủy sản... ở biển Đông.

Phát ngôn viên ngoại giao TQ Hồng Lỗi phê phán Philippines cái gọi là “xâm chiếm một số đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), từ đó gây ra tranh chấp lãnh thổ” và coi đó là “nguồn gốc và cốt lõi gây ra tranh chấp Trung Quốc-Philippines ở biển Đông”.

Hồng Lỗi tiếp tục nhấn mạnh đến phương thức giải quyết song phương: “do các nước chủ quyền có liên quan trực tiếp đàm phán giải quyết tranh chấp”. Ông này cho đây là “đồng thuận giữa Trung Quốc và ASEAN trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đòi hỏi các nước ký kết phải tuân thủ nghiêm túc tuyên bố này”.

duong luoi bo

Trung Quốc lo ngại Mỹ và các nước chặn tuyến đường cung ứng năng lượng của họ ở biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương.

Bài báo tiếp tục đổ lỗi cho “một số nước” đã tìm cách dựa vào “cái gọi là” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (bài báo nhấn mạnh như vậy) để “xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc”. Đồng thời, bài báo cho rằng: “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển không phải là công ước quốc tế dùng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước, cũng không thể trở thành căn cứ để phán quyết loại tranh chấp này”.

Theo GDVN

Các tin cũ hơn