Hồng y Philippines Luis Antonio Taggle (đầu tiên từ phải qua) cùng hai Hồng y khác tham dự một cuộc họp tại Vatican hôm qua. Các Hồng y đã, đang và sẽ không được liên lạc với thế giới bên ngoài, cho tới khi Mật nghị Hồng y chọn ra được Giáo hoàng mới.
Hồng y Italy Gianfranco Ravasi, một trong những người được cho là có thể trở thành Giáo hoàng mới. Ravasi, 70 tuổi, Bộ trưởng Văn hóa của Vatican, gây ấn tượng với các nhà quan sát như của một học giả uyên bác với quan điểm về thuyết vô tri, hướng tới những người vô thần và cách giao tiếp khéo léo của ông.
Một người đàn ông mang các vật dụng vào buổi họp kín cuối cùng của các Hồng y, trước khi Mật nghị Hồng y bắt đầu.
Các công nhân treo những tấm rèm màu đỏ lên cửa sổ của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nơi mà Giáo hoàng mới sẽ xuất hiện sau Mật nghị Hồng y của 115 Hồng y tới từ các giáo phận và tổng giáo phận trên khắp thế giới.
Các lính gác người Thụy Sĩ tới Vatican hôm qua. Lính gác tại Vatican luôn là người Thụy Sĩ vì họ được cho là trung thành nhất và tính trung lập đối với chính trị của họ.
Khách du lịch đi lại phía trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Khoảng 1,2 tỷ giáo dân cùng hàng tỷ người không theo Công giáo đang tập trung sự chú ý về Vatican, để dõi theo việc bầu chọn người lãnh đạo mới của Tòa thánh.
Một linh mục đọc báo tại quảng trường Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Khi các Hồng y hoàn tất việc lựa chọn Giáo hoàng mới, khói trắng sẽ bay lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine. Ngược lại, nếu khói đen bay lên, mọi người sẽ hiểu rằng việc bầu chọn chưa kết thúc.
Việc bầu chọn Giáo hoàng chỉ diễn ra khi Giáo hoàng đương nhiệm qua đời. Tuy nhiên, việc Giáo hoàng Benedict XVI quyết định từ chức vì lý do sức khỏe khiến việc bầu chọn phải diễn ra sớm hơn dự kiến.
Cảnh sát Italy đứng phía trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Mái vòm nổi tiếng của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong ánh hoàng hôn, một ngày trước khi Mật nghị Hồng y diễn ra.
Theo VNE