Thanh tra “giải cứu” giám đốc lộng quyền?

Chủ nhật, 31/03/2013, 07:14
Dư luận bức xúc kéo dài và phát đơn tố cáo những vụ việc không minh mạch tại Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư đóng ở TP.HCM, thế nhưng qua thời gian dài vào cuộc thanh tra Bộ Y tế chỉ “giải thích” cho các sai phạm!

 Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư tại TP.HCM
Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư tại TP.HCM vẫn chưa ổn định sau khi có kết luận thanh tra - Ảnh: Khánh Vy

Chiều 28/3, Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư tại TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố bản kết luận thanh tra về những vấn đề mà cán bộ chủ chốt của bệnh viện này phản ánh cách điều hành có dấu hiệu lạm quyền, tư lợi của giám đốc và đã vấp phải sự phản ứng của những người tâm huyết.

“Mổ lậu” để kiếm tiền nghiên cứu ?

Giám đốc “ôm” nhiều chức

Việc Giám đốc Lâm Hoài Phương “ôm” quá nhiều chức gây bức xúc trong tập thể bệnh viện, làm mất đoàn kết nội bộ và phát sinh khiếu kiện kéo dài nhưng đoàn thanh tra cũng không kết luận rõ đúng hay sai, mà chỉ “thông tin” thêm là từ ngày 11/1/2013 giám đốc bệnh viện “đã bàn giao bớt một chức vụ cho người khác”.

Trên thực tế, chỉ đến khi đoàn thanh tra vào cuộc thì bà Phương mới “bàn giao bớt một chức” như vậy.

Trong thời gian dài Giám đốc Lâm Hoài Phương đã lặng lẽ tổ chức đưa bệnh nhân mổ ở Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư về phòng khám của cá nhân mình thu tiền.

Đến khi bị dư luận cán bộ trong bệnh viện phát hiện, bà Phương mới vội vàng đem trả lại những khoản thu đó cho bệnh viện.

Nhưng thanh tra không làm rõ để xử lý nghiêm mà lại “gộp chung” hai hành vi trước và sau khi bị phát hiện để rồi kết luận chung chung là “sai quy trình, quy chế, nhưng chưa thất thoát tiền”.

Với 28 hồ sơ bệnh nhân có mã số bệnh án lạ, không hề giống với hồ sơ chung của bệnh viện mà các bác sĩ tố giác là “nằm trong đường dây của giám đốc và nhóm lợi ích mổ ở bệnh viện nhưng đưa ra ngoài thu tiền”, đoàn thanh tra cũng dễ dàng cho qua với lý do “mổ để lập quỹ nghiên cứu khoa học!”.

Trong khi ai cũng biết, nghiên cứu khoa học là một hoạt động được nhà nước chú trọng cấp kinh phí hằng năm từ tiền ngân sách, không ai bắt các nhà khoa học phải “mổ lậu” để kiếm tiền nghiên cứu như vậy.

Đặc biệt những dấu hiệu lập “quỹ đen” tại bệnh viện với số tiền mỗi tháng lên đến hàng chục triệu đồng thì không hiểu vì lý do gì đoàn thanh tra không đánh giá trong kết luận của mình.

“Chỉ giữ giùm tiền”

Việc hàng chục chiếc ghế máy nha khoa, mỗi chiếc giá từ 400 đến hơn 600 triệu đồng nằm trong gói thầu mua sắm trang thiết bị từ ngân sách nhà nước hơn 31 tỉ đồng, nhưng chưa qua đấu thầu vẫn ngang nhiên đưa vào bệnh viện, cuối cùng chỉ là do “thư ngỏ của một công ty muốn cho bệnh viện mượn 30 ghế máy để quảng bá thương hiệu và giúp đỡ bệnh nhân...”!

Chưa nói đến việc thiếu công bằng trong đấu thầu, cách “cho qua” dễ dàng như vậy của đoàn thanh tra cũng khiến dư luận bất bình bởi bệnh viện nhà nước không phải là nơi quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các thương hiệu liên quan đến lĩnh vực y tế, sức khỏe.

Việc chuyển tiền phẫu thuật do tổ chức nước ngoài tài trợ mổ từ thiện (mỗi năm trên dưới 1 tỉ đồng) vào tài khoản cá nhân (thay vì phải chuyển vào tài khoản bệnh viện) rõ ràng là bất thường lớn, nhưng thanh tra chỉ dừng lại ở kết luận: “Việc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân bà Phương và điều dưỡng Tầm trước năm 2008 là có thật, không đúng quy định...”, rồi giải thích là “chỉ giữ giùm”.

Việc mua máy làm răng sứ Cercon kết luận thanh tra nêu “xuất phát từ đề xuất của khoa labo, có sự đồng ý của các khoa chuyên môn...”, nhưng thực tế khoa chuyên môn chính là Khoa Phục hình không hề hay biết.

Theo Thanhnien

Các tin cũ hơn