Cậu bé "chim cánh cụt" biết ...bay

Thứ hai, 03/06/2013, 19:31
Ở Ấp 2, xã Gia Canh, Định Quán - Đồng Nai, khi nhắc đến cậu học sinh Hồ Hữu Hạnh, không ai không cảm phục.

Hết nước mắt vì con

Các đây 3 năm, khi tiếp xúc với chị Bùi Thị Hợp, chúng tôi cũng đã phải rớt nước mắt vì cuốn theo câu chuyện kể của chị khi sinh cậu bé Hạnh với thân hình khác với mọi người. Sinh Hạnh ra, anh chị chết lặng khi con không có đôi tay.

khuyet tat

Chị kể khi mang thai bé Hạnh, chị có đi siêu âm cả thảy ba lần và cả ba lần bác sĩ đều kết luận là "thai nhi không bình thường" mà không hề giải thích gì thêm. Anh chị cứ nghĩ chắc do thai yếu hay thai nằm ngược chứ đâu ngờ một sự nghiệt ngã của số phận đã dành cho đứa con của mình ngay từ trong bụng mẹ.

Gần một tháng sau khi sinh chị Hợp vẫn không hề biết con mình không có tay, mọi sinh hoạt của chị và bé đã có bà ngoại và anh Thân lo, mọi người từ bà ngoại, chồng chị và tất cả những người hàng xóm tới thăm đều giấu chị. 

khuyet tat

Sau này chồng chị mới nói mọi người giấu chị vì sợ ảnh hưởng đến tinh thần, tâm trí của chị. Khi mới sinh chị rất yếu mọi người sợ chị sẽ không vượt qua được khi biết được sự thật. Cho đến một hôm mọi người ra ngoài hết, một mình chị Hợp loay hoay thay tã cho con, kéo tấm vải quấn trên người con, chị giật mình hét lên một tiếng rồi ngất lịm.

Khi tỉnh dậy, chị như người mất hồn, chị không tin vào mắt mình, lúc này chị mới nhớ lại khuôn mặt biến sắc của vị bác sĩ siêu âm và những tiếng sụt sịt của chồng trong bệnh viện mà lúc đó chị cứ nghĩ anh bị cảm.

Suốt những ngày sau đó, chị Hợp nằm im lìm, lặng lẽ cùng những dòng nước mắt không ngớt tuôn chảy. Chị khóc cho bản thân mình, khóc cho đứa con tội nghiệp, chị đặt ngay tên con là Hạnh vì chị thấy cháu bất hạnh quá, cả đời này chắc cháu chỉ ngồi một chỗ mà thôi:

Chị kể tiếp: thời gian mà Hạnh biết bò và tập đi, tôi không làm được gì ngoài việc theo dõi, quan sát cháu. Khác với những đứa trẻ bình thường, Hạnh vừa bú mẹ vừa đưa chân lên kẹp vào vú bên kia, rồi khi tập bò, Hạnh trườn như một con sâu đo. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn tuồn tuột không có điểm tựa. Rồi những đêm nằm ngủ Hạnh cứ rúc đầu váo nách rất nhột.

“Tôi khóc hết nước mắt khi nhìn con. Lúc tập bò nó rướn mình như một con sâu đo. Ai cũng nghĩ nó chỉ có thể nằm vậy suốt đời” - chị Hợp nhớ lại. 

khuyet tat

Ước mơ của "Chim cánh cụt"

Hạnh đến tuổi đi học, bố mẹ không cho con đi vì nghĩ không có tay lấy gì mà viết, học sao nổi. Nhưng chú bé lén bố mẹ tới đứng học lỏm ngoài cửa lớp mẫu giáo. Cô giáo thấy thương quá, dắt Hạnh về nhà thuyết phục bố mẹ cho em được học.

Vào lớp 1, người ta từ chối nhận cậu bé. Hạnh không bỏ cuộc, cậu đi theo mẹ đến trường xin học lần nữa. Sự quyết tâm của Hạnh cuối cùng đã khiến Trường tiểu học Kim Đồng (Định Canh, Định Quán) chấp nhận cậu học trò đặc biệt. Và càng đặc biệt hơn khi ngay năm học đầu tiên Hạnh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp.

"Chim cánh cụt" là tên gọi thân thương mà bạn bè, thầy cô đặt cho Hạnh. Hạnh cũng rất thích tên đó và lấy làm nick name của mình nhưng em thêm hai từ "biết bay" vào nữa. Cậu rất năng động, Hạnh có thể tự mình làm mọi thứ, từ việc sinh hoạt cá nhân.

Hàng ngày, cậu có thể tự mình tắm rửa, chải đầu, ăn uống mà không cần sự trợ giúp của người khác, chân của Hạnh có thể kẹp bút viết chữ khi ở nhà cũng như đến lớp. Không chỉ thế, về nhà hàng ngày Hạnh còn phải chỉ cho em gái học và cùng anh chị em phụ giúp những việc trong gia đình như quét nhà, rửa chén, nhổ cỏ rau ngoài ruộng…

Mặc dù không có đôi tay, Hạnh là một cậu bé ham học. Khi đến tuổi đến trường, thấy bạn bè cùng xóm tung tăng đến lớp, Hạnh một hai đòi mẹ cho mình đi học. Thương con nhưng thấy con mình tật nguyền như vậy, mẹ cậu đành cắn răng khuyên nhủ Hạnh đừng đi học.

Để chứng minh cho cha mẹ thấy mình có thể đến trường như bao bạn đồng trang lứa, hàng ngày, Hạnh dùng phấn rồi kẹp vào ngón chân tập viết trên thềm nhà. Thấy con quyết tâm như thế, mẹ đành lòng không đậu, đánh liều dẫn con đến trường TH Kim Đồng xin cho Trường vào học.

Lên lớp 2, hằng ngày Hữu Hạnh tập chạy xe đạp, đối với người bình thường mới tập chạy xe bằng đôi bàn tay còn khó khăn, nhưng với Hạnh thì khó khăn còn trăm lần, bởi bạn dùng đầu để điều khiển. Bạn cũng không nhớ bao nhiêu lần bị té ngã, hiện trên cơ thể bạn đã không thể đếm xuể bao nhiêu vết xẹo.

Nhưng chính nhờ sự kiên trì đó mà chưa đầy một năm Hạnh đã chạy xe đạp thành thạo và còn chở em gái đi học. Vì khuyết đôi tay nên Hạnh luôn cố gắng tập cho đôi chân càng ngày càng nhanh nhẹn và làm được nhiều việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình và hàng xóm.

Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa trong xóm, những ngày cuối tuần cậu cùng những người bạn mình đi bắt cua, cá ngoài đồng. Hạnh nói “không có đôi tay thì mình làm việc bằng đôi chân để thay thế, có sao đâu”. Đối với Hạnh là thế, hàng ngày cậu vẫn vui vẻ, không vì không có đôi tay mà cậu tự ti với bạn bè, nhưng đối chúng tôi, với bạn bè Hạnh luôn là một tấm gương để mọi người noi theo.

Hạnh là một học trò chăm ngoan, suốt mấy năm liền ít khi nào cậu nghĩ học, mặc dù việc học của cậu có phần khó khăn, vất vã hơn các bạn khác. Ước mơ của Hạnh là sẽ trở thành một kỹ sư tin học. Đó là một ước mơ thật đáng quý, và chúng ta mong sao nó sẽ trở thành hiện thực.

Theo Muctim

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích