Trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, Long Biên là ga duy nhất không có đường tránh mà chỉ có một đường ray. Bởi đây vốn là trạm đón, trả khách khu vực phố cổ nên nhà ga nằm ngay trên đường sắt nối cầu Long Biên với ga Hà Nội.
Đây là điểm đi và đến hàng ngày của các chuyến tàu từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Yên Bái và một số tỉnh phía Bắc.
Phòng đợi khi không có chuyến, khách vắng teo. Thoạt nhìn, không ai bảo đây là một nhà ga nằm gần trung tâm thủ đô.
Còn khi sắp có tàu, chỉ với hơn 200 hành khách, tất cả các vị trí đều chật kín.
Bên trong, hành khách ngồi tràn ra cả khu vực văn phòng, nhà vệ sinh.
Theo báo cáo của Tổng Công ty đường sắt Việt nam, do ga Long Biên chật chội, không đủ điều kiện nên việc đón trả tại đây không chỉ gây bất tiện cho hành khách mà còn gây ùn tắc và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Lối đi lại để lên xuống tàu rộng chưa đầy 2m.
Các hàng bánh mì rong còn nằm giữa đường cản trở lối đi lại.
Tương tự, ga Giáp Bát trên đường Giải Phóng từ lâu chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hoá.
Phòng đợi tàu nhỏ và vắng khách. Một người đàn ông đang đợi tàu để về Vinh (Nghệ An).
Đường đi và sân ga đã xuống cấp, nước đọng trên các ổ trâu, ổ gà ngay cạnh đường ray. |
Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải có công văn đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép hàng ngày hai đôi tàu khách địa phương phía Bắc, một đôi tàu khách địa phương phía Nam ra, vào ga Hà Nội vào ban ngày không vào giờ cao điểm để thực hiện việc đón trả khách. Lý do vì ga Giáp Bát và Long Biên hiện nhỏ hẹp, không đủ điều kiện và gây nhiều bất tiện cho hành khách trong việc đi lại. Trước đó, để tránh ùn tắc và xung đột giao thông, tháng 12/2000, Hà Nội đã hạn chế một số phương tiện hoạt động trên địa bàn thành phố, trong đó có đường sắt. Quy đinh này bắt buộc các đoàn tàu khách địa phương phải đón trả khách ở các nhà ga ngoại ô như Long Biên, Giáp Bát. |
Theo VNE