Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Khán giả đâu phải là không biết gì?

Chủ nhật, 30/12/2012, 18:19
Nói về sự ra đi "oan ức" của Thảo My hay "cú sốc" Hoàng Quyên trước đó tại cuộc thi Vietnam Idol, giám khảo - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng khán giả không ngu ngốc, nhưng họ đã mất quá nhiềm niềm tin và không quyết liệt bảo vệ chính kiến của mình.

Khán giả nổi giận vì Hương Giang ở lại, Thảo My rớt”, anh có đọc tin đó chưa?(Cười) Tôi thấy nên bắt đầu nói từ bản chất của vấn đề, nhiều người cho rằng tiêu chí đầu tiên của Vietnam Idol nói riêng và các cuộc thi trên truyền hình nói chung là tìm kiếm tài năng nhưng tôi lại cho rằng bản chất của nó tương tự như “giấc mơ Mỹ”.

Điều đó có nghĩa là ai cũng có quyền mơ và quyền được thành công, cụ thể thì Hương Giang là giấc mơ của một “cộng đồng nào đó” rất lớn và cô ấy đã được cộng đồng đó ủng hộ rất mạnh mẽ.

Một trong những điểm hay của Idol là nó như một biểu đồ đánh giá thịtrường âm nhạc ở một thời điểm. Những tin nhắn của khán giả cho chúng ta biết khán giả đang yêu thích điều gì.

Dĩ nhiên, với vai trò giám khảo, tôi ủng hộ và kêu gọi khán giả nhắn tin cho những người có khả năng về âm nhạc, nhưng rõ ràng chúng ta cũng phải hiểu rằng thị trường âm nhạc rất đa dạng. Có thể Thanh Tùng hay Thảo My hay hơn nhưng họ không được khán giả nhắn tin nhiều như Hương Giang.

Nguyễn Quang Dũng
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Nếu với tiêu  chí “giấc mơ Mỹ” như anh nói thì “màu sắc” và sự đặc biệt trong thân phận Hương Giang chiếm bao nhiêu phần trăm thành công?

Trước đây, tôi nghĩ cơ hội là 50/50 nhưng hiện tại thì tôi nghĩ phải hơn thế. Bản thân chúng tôi là những người làm chương trình khi tiếp cận với Hương Giang cũng để ý thấy ê-kíp rất quý Hương Giang vì cô ấy rất quyết liệt. Đó là thị trường âm nhạc.

Tôi nói ví dụ ngày xưa có thời kỳ chúng ta mê Chế Linh, hay Ngọc Sơn, có thời kì chúng ta mê Duy Mạnh, Hồng Nhung… tức là mỗi thời kỳ một khác. Điều này thật ra cũng rất dễ lý giải thôi, tôi cho là bởi họ đã hát những ca khúc phù hợp với thị hiếu khán giả trong thời điểm đó.

Nói Vietnam Idol không tìm kiếm tài năng là cũng không đúng, thật ra là tìm kiếm tài năng nhưng nó không ở mức độ quá học thuật thôi. Đó là một cuộc thi tìm kiếm tài năng cho tất cả các bạn chứ không phải riêng những người đoạt giải Idol không thôi. Thông qua cuộc thi này, những người có tài năng sẽ được khán giả, bầu show... biết đến và tỏa sáng.

Về cá nhân, tôi thấy tiếc cho Thảo My quá. Kết quả này khá bất công với cô ấy.

Thật ra tôi cũng rất tiếc cho My, bởi My có thể tiến rất xa. Với tư cách là một người trong nghề thì tôi thấy nếu như cô ấy ở trong môi trường như Hàn Quốc, My có khả năng đi đúng hướng để thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Về sự ra đi của Thảo My, chúng tôi vẫn nói rằng mình nên tự nhận lỗi, bởi không chỉ cô ấy mà còn các em khác nữa chúng tôi cũng chưa giúp cho họ tiến bộ vượt bậc.

Anh nói anh thấy tiếc cho Thảo My nhưng anh đã nhắn tin bầu chọn cho cô ấy chưa? Khán giả có bất mãn nhưng họ chưa có nhu cầu bảo vệ quyết liệt người đó. Tôi nghĩ khán giả họ cũng biết hết chứ không phải không biết. Nhưng họ vô tư, họ lại nghĩ: “Cô này hay chắc nhiều người bình chọn lắm rồi”. Ai cũng nghĩ thế thì quả là chết thí sinh rồi.

Vietnam Idol
Sự ra đi của Thảo My để lại nhiều nuối tiếc

Không chỉ Thảo My mà Hoàng Quyên cũng khá oan ức khi chỉ được ở lại nhờ giám khảo vớt. Khán giả không nhìn ra được sự tiến bộ của Hoàng Quyên là bởi xuất phát điểm của cô ấy quá cao so với các thí sinh khác. Rõ ràng việc phát triển từ 8 đến 10 khó nhìn thấy hơn từ 4 đến 9 dù cuối cùng Hoàng Quyên vẫn xuất sắc hơn?

Anh nói có phần đúng, một người đã ở điểm 8 mà muốn cố lên được 9 điểm thực sự rất khó khăn nên sự phát triển đó người ta không thấy. Trong khi mình phát triển từ 0 điểm lên 5 điểm hay 4 điểm lên 7 điểm thì rất dễ nhận thấy.

Nói đi cũng phải nói lại, nhưng tôi nghĩ Hoàng Quyên muốn phát triển được thì phải hiểu thị trường luôn luôn khắc nghiệt và cô ấy phải luôn luôn cố gắng hơn nữa mới được.

Thật ra Hoàng Quyên nói vậy thôi nhưng vẫn có những nhược điểm: hát hay nhưng sự bắt mạch với khán giả, khả năng tạo cảm xúc cho khán giả là chưa tốt. Có thể vì bài chọn, vì cách biểu diễn… Bản thân chúng tôi vẫn cố gắng làm sao để cùng với Hoàng Quyên khắc phục những điều đó.

Tôi thấy khán giả coi Idol không với tư cách của một nhạc sĩ, ca sĩ, giảng viên thanh nhạc hay nhà báo biết về thanh nhạc... người ta đơn giản chỉ đánh giá thí sinh qua cảm xúc mà họ mang lại thay vì kỹ thuật âm nhạc. Đó chính là cái mà Hoàng Quyên còn yếu.

Tôi có đi hỏi mọi người và không ai nói Hoàng Quyên hát không hay. Trong đầu ai cũng nghĩ cô này chắc Idol rồi cho nên chắc là trước sau gì cũng Idol thôi, cũng giống như Uyên Linh của năm 2010 vậy. Năm ấy tôi ra ngân hàng rút tiền. Một nhân viên hỏi: Anh ơi kì này chắc Uyên Linh Idol rồi. Tôi mới hỏi lại: Thế anh có vote cho Uyên Linh không? Thì anh ấy nói: Không, thiếu gì người vote hả anh?

Tôi thấy khán giả chưa quyết liệt chứ không phải họ không biết. Có những thứ họ không phân tích được thôi chứ có những xúc cảm, cảm giác họ vẫn đạt được. Tôi nghĩ đó là lí do vì sao mà American Idol những năm đầu không có nhưng sau đó lại ra luật được vớt thí sinh.

Vietnam Idol
Hoàng Quyên cũng chưa được đánh giá đúng mức

Đó còn là vấn đề về niềm tin?

Đúng là niềm tin vào các chương trình truyền hình thực tế ngày càng là thứ xa xỉ. Nhiều người cứ nghĩ nhắn tin giống như là bị ban tổ chức lừa, “kết quả sắp xếp hết rồi còn bày đặt làm gì”... đại loại thế. Cũng không trách dân mình được, các cuộc thi khi về Việt Nam có quá nhiều sự “biến tướng”, rồi scandal...

Sự thật là chẳng thể nào ăn gian được. Mọi người cũng hay hỏi tôi tại sao không công bố kết quả tin nhắn? Tôi thấy rất buồn cười vì tôi nghĩ tại sao phải công bố?

Chúng ta có một kênh truyền hình quốc gia là VTV, một công ty lớn là BHD, và đơn vị giữ bản quyền là một công ty có nhiều gameshow lớn trên thế giới, họ bán bản quyền cho cả trăm nước chứ không phải chỉ nước Việt Nam.

Thị trường của chúng ta rất nhỏ, sự giám sát của họ rất kỹ lướng, họ không thể để chúng ta ăn gian khiến họ mất đi uy tín với những thị trường lớn trên thế giới.

Vậy rốt cuộc thì vấn đề là gì?

Tôi nghĩ nó nằm ở cách giải quyết những sự cố nảy sinh. Ở mỗi chương trình kéo dài như Idol hay The Voice... sự cố xảy ra là bình thường, nhưng cách giải quyết vấn đề ra sao mới đáng chú ý. Nếu bạn giải quyết tốt khán giả sẽ yêu thích, nếu các bạn không giải quyết không tốt thì như thế nào bạn biết rồi.

Tôi không muốn nói xấu The Voice nhưng cách giải quyết vấn đề của họ chưa thực sự tốt. Mặc dù tôi muốn khẳng định lại rằng: Họ không tự tạo ra scandal, có khùng họ mới tự tạo cái scandal đó.

Xin cảm ơn anh rất nhiều!

Theo Dantri

Các tin cũ hơn