Những hiệu ứng kỹ xảo hình ảnh sử dụng trong phim “The Great Gatsby” (tựa Việt: Gatsby đại gia) của đạo diễn Baz Luhrmann hiện đang tạo ra hai luồng ý kiến đối lập. Luồng ý kiến thứ nhất khen ngợi “bữa tiệc kỹ xảo” được sử dụng trong phim. Luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng việc sử dụng quá nhiều hiệu ứng khiến bộ phim giống như một món ăn bị nấu quá tay, nêm nếm quá nhiều gia vị.
Trong một đoạn video mới được tung ra, những hiệu ứng hình ảnh đặc biệt được sử dụng trong phim khiến khán giả ngỡ ngàng. Hầu như tất cả các cảnh trong phim đều sử dụng kỹ xảo hình ảnh. Không chỉ có vậy, toàn bộ ngoại cảnh thành phố New York thập niên 1920 xuất hiện trong phim đều được dựng nên bằng kỹ xảo.
Hình ảnh hai nam diễn viên Leonardo DiCaprio (vào vai Jay Gatsby) và Tobey Maguire (vào vai Nick Carraway) trong một phân cảnh chưa qua xử lý. Sau khi thêm vào các kỹ xảo hình ảnh, tòa biệt thự xa hoa của Jay Gatsby hẳn sẽ khiến nhiều người xem phải xuýt xoa vì mức độ giàu có của nhân vật. |
Trong đoạn clip dài 4 phút dưới đây, người xem sẽ được thấy cách mà những cảnh quay hoành tráng trên màn ảnh được tạo thành từ những tấm màn xanh nhạt nhẽo đặt tại trường quay. Tất cả nội ngoại thất xa hoa xuất hiện trong phim đều được tạo thành bằng kỹ xảo.
Nhiều khán giả hẳn sẽ ngạc nhiên khi đối chiếu giữa hình ảnh thực tế trên trường quay và những gì mà họ được thấy trên màn ảnh. Đó quả là một khoảng cách rất xa. Điều này cho thấy tầm quan trọng của những kỹ xảo hiện đại có thể làm thay đổi diện mạo một bộ phim.
Với mỗi một phân cảnh xuất hiện trong đoạn video clip dưới đây, cảnh quay với những tấm màn xanh trên phim trường sẽ được chiếu trước khi chuyển sang những cảnh hoành tráng đã qua xử lý kỹ xảo:
Đối chiếu cảnh quay trong phim “The Great Gatsby” trước và sau khi sử dụng hiệu ứng hình ảnh.
Chính người chịu trách nhiệm giám sát hiệu ứng hình ảnh Chris Godfrey của đoàn làm phim “The Great Gatsby” đã dăng tải đoạn video này lên mạng: “Đạo diễn Baz Luhrmann đã đồng ý cho chúng tôi đăng tải đoạn video so sánh cảnh quay trước và sau khi sử dụng hiệu ứng hình ảnh để khán giả có thể hình dung chúng tôi làm gì trên phim trường”.
Các diễn viên tập trung dưới một dàn đèn điện, xung quanh là phông xanh. Cảnh trong phim cho thấy đường phố New York thập niên 1920 lung linh, lộng lẫy như thế nào. Thậm chí cả những cảnh nhỏ cũng sử dụng đến kỹ xảo, như khung cảnh nhìn từ cửa sổ trong phân cảnh này. Đây là trường quay dành để ghi hình biệt thự xa hoa của Jay Gatsby, tuy vậy trên bãi cỏ rộng hoàn toàn trống trơn, không có bóng dáng một tòa biệt thự nào. Trên phim, nơi đây có một tòa biệt thự hoành tráng và một khu vườn được cắt tỉa cầu kỳ. Một nhạc công trong phim đang tưởng tượng mình biểu diễn trước một tòa biệt thự. Khung cảnh trong phim yêu cầu diễn viên phải hoàn toàn tưởng tượng ra bởi tất cả những gì đẹp đẽ, xa hoa sẽ chỉ xuất hiện sau khi phim được làm hậu kỳ. |
Đạo diễn Baz Luhrmann đã chia sẻ về việc hợp tác với 7 đội chuyên về xử lý kỹ xảo hình ảnh trong quá trình làm phim: “Đa số các cảnh sử dụng hiệu ứng trong phim đều được thực hiện bởi nhóm Animal Logic. Ngoài ra, tôi còn làm việc với 6 nhóm sản xuất kỹ xảo điện ảnh khác. Bản thân đoàn làm phim cũng có một nhóm làm kỹ xảo của riêng mình, nhóm này xử lý 400 cảnh quay. Tổng cộng chúng tôi có tới 1.500 cảnh cần dùng kỹ xảo. Đó là một khối lượng công việc khổng lồ”.
Leonardo DiCaprio đang đứng trước một khung cảnh đáng lẽ phải là khu vườn tuyệt đẹp của căn biệt thự. Cảnh phim sau khi được thiết kế hoàn chỉnh. Thành phố New York thập niên 1920 được dựng lên theo trí tưởng tượng của đội sản xuất kỹ xảo. Hai nam diễn viên Tobey và Leonardo đang cố tưởng tượng họ đang lái xe trên đường phố New York.
Khung cảnh thành phố New York sau khi được xử lý hậu kỳ. |
Một điều thú vị là bộ phim lấy bối cảnh ở thành phố New York thập niên 1920 nhưng kỳ thực nó lại được quay hoàn toàn ở Úc.
Trong điện ảnh, rất nhiều phim sử dụng kỹ xảo để thực hiện những cảnh quay khó. Tuy vậy, bộ phim “The Great Gatsby” là một trong những bộ phim hiếm hoi hoàn toàn sử dụng hiệu ứng hình ảnh để dựng nên ngoại cảnh cho phim.
“The Great Gatsby” có kinh phí đầu tư ước tính vào khoảng 105 triệu đô la (2.226 tỉ VND). Doanh số thu về tính tới thời điểm hiện tại là 313 triệu đô la. Đây được coi là một thành công lớn đối với một tác phẩm được chuyển thể từ một tiểu thuyết văn học.
Từng cảnh quay trong phim đều là sản phẩm của các hiệu ứng kỹ xảo. Từ cây cối cho tới công trình xuất hiện trong phim đều là do kỹ xảo tạo ra. Dựa vào hiệu ứng hình ảnh, một tầng trong tòa nhà tập thể thấp bé… … bỗng trở thành một dãy nhà đồ sộ. |
Theo Dân Trí