Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, việc doanh nghiệp mua bán cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp khác là hoạt động đầu tư bình thường, không phải là hoạt động kinh doanh nên không cần đăng ký.
Cuối tháng 5/2014, theo thông tin công bố của một doanh nghiệp ngành thực phẩm, toàn bộ 40 triệu cổ phiếu do doanh nghiệp này chào bán đã được năm doanh nghiệp, trong đó có hai doanh nghiệp ngành bất động sản và hai doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, mua hết. Đây chỉ là một trong hàng loạt giao dịch mua bán cổ phiếu thành công giữa các doanh nghiệp được sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội công bố hằng tuần.
Nhiều doanh nghiệp đang lo lắng trước nguy cơ bị “thổi còi” do đã tham gia đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. |
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một doanh nghiệp tham gia mua cổ phiếu ngành thực phẩm nêu trên (đề nghị không nêu tên) cho biết vẫn thường xuyên sử dụng vốn nhàn rỗi đầu tư vào những cổ phiếu tiềm năng, chờ thị trường được giá sẽ bán lại để thu lợi nhuận. “Cũng như những công ty đại chúng khác, mọi hoạt động của chúng tôi, kể cả chuyện mua bán cổ phiếu của các doanh nghiệp khác, đều được công bố công khai nhưng chưa có cơ quan quản lý nào “hỏi thăm” hay khuyến cáo rằng hoạt động đó là vi phạm cả”, vị lãnh đạo này nói.
Giám đốc tài chính một công ty thương mại dịch vụ tại TP.HCM cũng cho biết khi có nguồn vốn nhàn rỗi và nhận thấy cơ hội, doanh nghiệp đầu tư vào một số mã cổ phiếu cảm thấy có tiềm năng. Hoạt động đầu tư này chủ yếu mua đi bán lại kiếm lời chứ chưa có ý định trở thành đối tác chiến lược của doanh nghiệp khác. “Trước đây tôi có lên Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM hỏi để bổ sung ngành nghề nhưng được trả lời đó là quyền của doanh nghiệp và không cần phải đăng ký”, vị này cho biết.
Đại diện một doanh nghiệp tại quận Phú Nhuận hiện đang nắm giữ cổ phiếu tại nhiều doanh nghiệp khác và cả cổ phiếu ngân hàng cho biết từ năm 1992 đến 2004 trong giấy phép kinh doanh của công ty có mục được góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên đến năm 2004, Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM hướng dẫn doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép ngành nghề này vì đó là hoạt động bình thường và cũng không có mã ngành cho ngành nghề này.
“Chúng tôi vẫn còn giấy phép cũ có thể hiện được cấp phép hoạt động góp vốn mua cổ phần, điều lệ công ty vẫn ghi rõ là doanh nghiệp có hoạt động góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sau này có xin thì đều bị gạt ra”, vị này nói.
Sau khi nghe có thông tin cho rằng việc mua cổ phiếu có thể bị xem là vi phạm nếu không đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này đã cử nhân viên đến Sở Kế hoạch - Đầu tư để hỏi lại nhưng câu trả lời vẫn vậy. “Các doanh nghiệp đều muốn đăng ký đủ ngành nghề kinh doanh với phương châm thừa còn hơn thiếu, nhưng với những ngành nghề doanh nghiệp không được đăng ký mà cơ quan cấp phép lại trả lời là doanh nghiệp đương nhiên được quyền làm như vậy thì doanh nghiệp không còn cách nào khác, nhưng vẫn rất lo”, vị này cho biết.
7 năm về trước, khi chứng khoán còn đang trên đỉnh hoàng kim, cũng là lúc mà thị trường lao động gần như phát sốt khi lúc nào cũng thiếu nhân lực cho nghề môi giới chứng khoán.
“Việc doanh nghiệp góp vốn mua cổ phần tại các công ty không được đề cập trong Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý liên quan, hiện chúng tôi đang chờ Bộ Tài chính trả lời nên chưa rõ có cần đăng ký hay không”, đại diện Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cho biết. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Thạch Lâm, Trưởng phòng môi giới công ty chứng khoán MHBS, cho biết thời gian gần đây một số doanh nghiệp đang nắm giữ cổ phiếu của các công ty đại chúng bày tỏ lo lắng về nguy cơ có thể bị “thổi còi” do trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh không có hoạt động mua bán cổ phiếu. “Đã có doanh nghiệp liên hệ với Sở Kế hoạch - Đầu tư để đăng ký bổ sung nhưng bị từ chối, do hoạt động mua bán cổ phiếu không có trong danh mục ngành nghề”, ông Lân nói. Tuy nhiên theo ông Lân, việc góp vốn mua cổ phần là hoạt động bình thường của doanh nghiệp, bởi không có quy định nào cấm một doanh nghiệp góp vốn mua cổ phần một doanh nghiệp khác.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJCS cũng cho rằng theo Luật chứng khoán, Nhà nước có chính sách “khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển”. Hơn nữa, luật này cũng cho phép một doanh nghiệp được quyền mở tài khoản chứng khoán, tức là công nhận cho doanh nghiệp được đầu tư mua cổ phần của một doanh nghiệp khác nhưng phải công bố thông tin công khai và minh bạch theo quy định.
Cũng theo ông Tuấn, việc các doanh nghiệp đầu tư mua bán cổ phiếu các doanh nghiệp khác diễn ra phổ biến trên thị trường thời gian qua, thậm chí một số doanh nghiệp thành lập hẳn phòng đầu tư chỉ để tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính. “Chỉ khi nào hoạt động mua cổ phần này không được công bố công khai minh bạch khi đạt tỉ lệ theo quy định hoặc có dấu hiệu thao túng giá, lợi dụng thông tin nội bộ để trục lợi... thì tổ chức hay cá nhân đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí xử lý hình sự”, ông Tuấn nói.
Một chuyên gia chứng khoán cũng khẳng định trong thời buổi giá cổ phiếu tại nhiều doanh nghiệp xuống thấp hơn giá trị của bản thân doanh nghiệp như hiện nay, việc một doanh nghiệp nào đó tham gia góp vốn mua cổ phần một doanh nghiệp khác, sau đó thực hiện thâu tóm là điều hoàn toàn xảy ra. “Thay vì bỏ 10 đồng ra đầu tư rồi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có thể đầu tư 10 đồng đó để mua cả một doanh nghiệp có giá trị đến 13 đồng và được cả thương hiệu. Như vậy doanh nghiệp này sẽ nhanh chóng thâm nhập vào một lĩnh vực tiềm năng với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc phải đầu tư từ đầu và từng bước xây dựng thương hiệu”, vị chuyên gia này nói.
Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cũng cho rằng theo quy định, với những ngành nghề không có mã ngành, doanh nghiệp vẫn được quyền đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan cấp phép lại không cho doanh nghiệp đăng ký nếu ngành nghề này không có mã ngành, hoặc ngành nghề không chuẩn theo từ ngữ ghi trong danh mục của Bộ Kế hoạch - Đầu tư. “Như vậy là đưa doanh nghiệp đến chỗ vi phạm, nhưng trách nhiệm không cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì ai sẽ chịu?”, ông Xoa nói.
Chỉ đăng ký nếu kinh doanh cổ phiếu chuyên nghiệp
Việc các doanh nghiệp mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn vào các doanh nghiệp khác không phải là một ngành nghề kinh doanh nên không cần đăng ký ngành nghề. Hơn nữa, không có ngành nghề nào là góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu cả. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào lặp đi lặp lại hoạt động góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh mảng này một cách thường xuyên, tức là hoạt động theo ngành nghề “tự doanh chứng khoán”. Và theo Luật chứng khoán, họ phải đăng ký kinh doanh, đáp ứng các điều kiện kinh doanh, nếu không đăng ký kinh doanh thì họ sẽ vi phạm pháp luật. Cũng theo ông Hiếu, Luật doanh nghiệp sửa đổi tới đây sẽ không yêu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề không nằm trong danh mục cấm. Tuy nhiên, ngay cả khi Luật doanh nghiệp mới được ban hành, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh theo kiểu góp vốn mua cổ phần một cách chuyên nghiệp thì vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh của Luật chứng khoán. Mong sớm tháo “vòng kim cô” Theo luật sư Trần Xoa, Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hiện đang được góp ý theo hướng không ghi ngành nghề trong giấy phép đăng ký kinh doanh, trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải làm thêm một số thủ tục khác. “Việc sửa đổi này giúp tháo “vòng kim cô” cho doanh nghiệp, vì nếu không đăng ký ngành nghề trong giấy phép thì sẽ không bao giờ xảy ra chuyện doanh nghiệp kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký”, ông Xoa nói. Ông Phan Trí Hiếu (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) |
Theo Zing