Châu Âu luôn là đối tác chiến lược của Trung Quốc

Thứ tư, 14/12/2011, 13:31
SaigonNews - Trung Quốc và châu Âu có thể xây dựng một mối quan hệ đối tác mới sau khi EU thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.


Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) bắt tay với
Pascal Lamy  -Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

 
Năm 2011 sẽ là năm lịch sử cho những thay đổi đáng kể của toàn cầu và nền kinh tế thế giới. Các câu hỏi được đặt ra từ ​​phía châu Âu là: "Trung Quốc sẽ gặp mặt châu Âu như thế nào?" và "Mối quan hệ Trung Quốc - EU sẽ đi đến đâu?"

Vấn đề hợp tác đối với các khách hàng châu Âu đã được thông qua chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Và đến nay cam kết này vẫn còn rất mạnh mẽ.

Giữa những năm 1970 thương mại Trung Quốc với Cộng đồng kinh tế châu Âu chỉ là 2,5 tỷ USD/năm, và hiện tại con số này lên đến 480 tỷ USD/năm. Liên minh EU đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, đặt biệt về mảng công nghệ và đầu tư.

Trong thập kỷ vừa qua, từ sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ châu Âu trị giá hơn 100 tỷ USD mỗi năm. Điều này đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm cho người dân châu Âu. Với khoảng 30 năm cải cách và mở cửa, Bắc Kinh cũng học hỏi không ít những kinh nghiệm phong phú của châu Âu trong cơ chế quản trị và xây dựng thể chế phù hợp với chính sách quốc gia của mình. Tháng 5 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với Herman Van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng châu Âu rằng: "Một châu Âu ổn định và thịnh vượng về kinh tế là mối quan tâm của Trung Quốc và cả thế giới."

Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng, cho dù thế giới vẫn đang thay đổi thì châu Âu sẽ luôn là một trong những đối tác chiến lược của Trung Quốc. Năm 2011, Trung Quốc và các nước EU đã có những cuộc viếng  thăm thường xuyên ở mức độ cao hơn, nỗ lực chung  để giải quyết những vấn để của cuộc khủng hoảng đang hết sức khốc liệt đã tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa các nhà lãnh đạo hai bên.

Theo Phòng Thương mại châu Âu tại Bắc Kinh, lợi nhuận của 59% các công ty trong khu vực đã tăng lên so với năm ngoái và 70% các công  ty được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, đầu tư trực tiếp của nước này ở châu Âu hiện đang đứng đầu và đã cán mốc 1 tỷ USD.

Nếu đào sâu vào cuộc khủng hoảng nợ, dường như tình hình đang nghiêng về phía dự đoán của những người bi quan. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cung cấp cho EU một phiếu tín nhiệm rất lớn vì đa số người dân Trung Quốc cho rằng khu vực này vẫn là nơi giàu có nhất, tích hợp mạnh mẽ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực cải cách và đổi mới bậc nhất thế giới.

“Châu Âu đã được trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Thời gian qua đi, nó càng trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi có lý do để tin rằng họ có trí tuệ, năng lực và nguồn lực để khắc phục vấn đề của mình thông qua cải cách và điều chỉnh. Hội nhập gần hơn với châu Âu chỉ là vấn đề thời gian”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhận định.

 Đã nổi lên một cuộc tranh luận thú vị về việc liệu Trung Quốc có thể sẽ đi đến quyết định hỗ trợ khu vực đồng Euro. Một số nghĩ rằng Trung Quốc nên giúp đỡ, những người khác  thì lại lo lắng Trung Quốc sẽ đặt một mức giá cắt cổ về ứng cứu bất kỳ, còn có ý kiến rằng đó sẽ là sự xấu hổ cho EU khi  tìm sự giúp đỡ từ phíaTrung Quốc.
 


Tuy nhiên, Trung Quốc đã nêu ra câu hỏi: Làm thế nào để Trung Quốc, với GDP bình quân đầu người là 4.000USD, có thể giúp châu Âu, với bình quân đầu người cao hơn 30.000USD?

Bắc Kinh đã cố gắng để giúp đỡ EU bằng cách đóng góp nguồn lực cho IMF, mua trái phiếu châu Âu, tăng nhập khẩu và mở rộng đầu tư  để hỗ trợ tạo việc làm và tăng trưởng. Các nhà lãnh đạo cũng thấy được lợi ích của Trung Quốc từ hành động cứu trợ trên.

 Chiến lược ngoại giao mới của Trung Quốc và EU như thế nào? Tin tưởng và hợp tác là những gì cần thiết cho châu Âu và Trung Quốc. Lựa chọn tốt nhất của họ bây giờ là tìm mọi cách để biến khủng hoảng thành một cơ hội mới, xây dựng một mối quan hệ đối tác bền chặt, dựa trên ba trụ cột:

Thứ nhất, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Phải mất 300 năm Trung Quốc mới xây dựng một xã hội trưởng thành với các tổ chức lớn mạnh. Nhưng ngay cả bây giờ sự bất bình đẳng nghiêm trọng và căng thẳng xã hội vẫn còn.  Đối với Trung Quốc, một đất nước có dân số gấp đôi của châu Âu, công nghiệp vẫn còn là một ngành đang phát triển. Những gì mà họ cần từ người châu Âu là sự hiểu biết và quan điểm mang tính lịch sử. Họ sẽ chấp nhận những lời chỉ trích hợp lý từ Châu Âu để cải thiện các vấn đề của riêng mình.

 Thứ hai, thực hiện mối quan hệ đối tác thương mại mạnh mẽ. Trong năm năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu và đầu tư ra bên ngoài dự kiến ​​100 tỷ USD. Nhìn xa trông rộng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đang nỗ lực để nắm bắt cơ hội này.

Thứ ba, tạo mối liên kết hữu nghị, thâm tình. “Năm thanh niên Trung Quốc – Châu Âu 2011” đã giúp những người trẻ từ các quốc gia khác nhau  hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc hơn về văn hóa phong tục tập quán bản xứ. Năm tới, Trung Quốc và Anh sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao đầy đủ. Và rất nhiều những hoạt động khác đang nằm trong kế hoạch.

Đại diện Bắc Kinh đã phát biểu rằng: “Thế giới của chúng ta đang tiếp tục thay đổi sâu sắc. Trung Quốc và châu Âu là sự giao thoa của 2 lục địa Á - Âu. Bổn phận của chúng ta là phát triển một mối quan hệ ổn định, lâu dài, hợp tác vì lợi ích của dân tộc và của toàn thế giới.”

Thanh Nga (TH)

Các tin cũ hơn