Ngược lại, một số rất ít nhà đầu tư nào đó luôn đứng ra gom lại số cổ phiếu này thông qua các giao dịch thỏa thuận với giá “rẻ mạt”. Trong khi phần lớn những nhà đầu tư còn lại vẫn giữ thái độ bi quan về triển vọng của thị trường trong năm 2012.
Việc các chỉ số thu hẹp biên độ giảm về cuối phiên không cho thấy lực cầu bắt đáy đang mạnh dần lên, hay bên bán đã ngừng xả hàng. Bằng chứng là những phiên vừa qua, thị trường luôn đóng cửa với mức giảm không qua lớn, nhưng lực bán mạnh vẫn xuất hiện ở các phiên sau đó. Do vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể nghĩ đây là chiêu tạo cầu ảo nhằm phục vụ cho việc xả hàng được suông sẻ hơn.
Cụ thể, dù BVH giảm kịch sàn, cùng 150 mã cổ phiếu khác giảm giá nhưng VN-Index chỉ mất 3.53 điểm, tương đương 0.99% chốt tại 352.68 điểm.
Việc EIB, STB tăng nhẹ 100 – 300 đồng/cp, cùng mức tăng khá mạnh của các mã PHR, PDR, POM, QCG, HVG, BCI hay DTL giúp kìm hãm đà rơi của thị trường.
HNX-Index cũng giảm khá mạnh với 0.83 điểm, tức khoảng 1.43% chốt phên tại 57.17 điểm. Tuy nhiên, nếu so với ít phút trước khi đóng cửa, mức giảm này được xem là thấp. Sự thu hẹp biên độ giảm của nhiều mã chủ chốt và mức tăng nhẹ của ACB, NTP, PGS góp phần chặn đà rơi của HNX-Index.
10h30: Cổ phiếu giảm sàn như “ngã rạ”
Giao dịch trên thị trường ngày càng tiêu cực, lực bán dồn dập từ sau 10h00 khiến cổ phiếu giảm sàn như “ngã rạ”. Trong khi đó, bên mua vẫn nhỏ giọt làm cho giao dịch khớp lệnh tiếp tục èo uột, nhưng thỏa thuận thì lại tăng vọt.
Với 163 mã giảm giá vào cuối đợt khớp lệnh liên tục, trong đó 90 mã giảm sàn, với nhiều bluechips như BVH, HAG, VPF, ITA, HPG, KBC, SAM, QCG… đã làm cho VN-Index rớt điểm mạnh, với 5.11 điểm, tức 1.43% xuống 351.1 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn khởi sắc nhờ tăng giá của STB và EIB. Bên cạnh đó còn có CTG.
Thời điểm này, thị trường ghi nhận một loạt những cổ phiếu có giá dưới 2,000 đồng như BAS, VES, VSG, CAD, hay như VKP lại trở về mức giá 800 đồng/cp.
Thanh khoản dù đạt mức 37 triệu đơn vị, trị giá 643 tỷ đồng, nhưng thỏa thuận chiếm áp đảo với 21 triệu đơn vị, tương đương 433.57 tỷ đồng. Tiêu biểu là việc HAG, VIC, STB MCG chuyển nhượng hàng triệu cổ phiếu.
10h00: Bên mua vẫn chờ đợi, thỏa thuận ở mức cao
Lực bán chiếm áp đảo trên cả hai sàn, đặc biệt là các lệnh giá sàn. Trong khi đó, bên mua không quan tâm nhiều đến đà giảm này, do vậy giao dịch vẫn ở mức rất thấp, chủ yếu thông qua các giao dịch thỏa thuận giữa các nhà đầu tư lớn.
Nhóm tứ trụ tại HOSE tiếp tục sụt giảm, đặc biệt BVH giảm sàn (-4.8%), những mã còn lại có mức giảm dưới 1%.
Cổ phiếu giảm giá thì không ngừng tăng lên, với trên 150 mã, trong đó 70 mã giảm kịch sản.
Tính đến 10h00, VN-Index tạm thời thu hẹp đà giảm còn 4.21 điểm, chốt hơn 352 điểm. Thanh khoản đạt 21.86 triệu đơn vị, trị giá 310.5 tỷ đồng, nhưng khoảng ½ trong số đó là giao dịch thỏa thuận.
Các chứng chỉ quỹ cũng xuất hiện nhiều lệnh bán ra với giá trần, trong khi lệnh mua hầu hết đều có mức giá thấp, thậm chí giá sàn.
Hai mã EIB và STB tăng giá nhẹ giúp cho nhóm cổ phiếu ngân hàng giữ được mức tăng 0.33% và chứng chỉ quỹ tăng 0.2%.
Trái lại, nhóm bảo hiểm do tác động của BVH nên mức giảm đến 4.05%. Bất động sản, khai khoáng, chứng khoán… đều giảm trên 2% giá trị.
Ở sàn Hà Nội, HNX-Index vẫn giảm 1%, tương ứng với 0.58 điểm. Giao dịch đạt 20.88 triệu đơn vị, trị giá 170 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận chiếm chủ đạo. KLS ngoài việc thỏa thuận hơn 9 triệu cổ phiếu, thì khớp lệnh mã này cũng đạt trên 1 triệu đơn vị.
9h30: VN-Index "suýt" mất ngưỡng 350 điểm
Áp lực bán mạnh đối với hàng loạt cổ phiếu, đặc biệt là đà sụt giảm của các mã trụ cột BVH, MSN, VNM, VIC khiến VN-Index dễ dàng thủng ngưỡng hỗ trợ 350 điểm. Cùng với áp lực này, HNX-Index cũng mất gần 1%.
Một loạt cổ phiếu có áp lực bán giá sàn lớn như KSS, VNE, HQC, DRM, JVC, KTB, TNT, KMR, PXL, KSH… tổng cộng gần 70 mã, hầu hết đều thuộc các nhóm ngành bất động sản, xây dựng và khoán sản. Ngoài ra, những “đại gia” như KBC, HAG, QCG cũng giảm sàn với lực bán khá mạnh. Tổng cộng toàn sàn có hơn 130 mã giảm giá.
Ít phút trước thời điểm 9h30, VN-Index giảm đến hơn 6.5 điểm, tụt thẳng xuống 349 điểm. Tuy nhiên, việc VIC, CTG, STB trở về mốc tham chiếu nên mức giảm của chỉ số rút ngắn còn 4.83 điểm, tức giảm 1.36% so với tham chiếu, đồng thời giữ được ngưỡng 350 điểm.
Các chứng chỉ quỹ VFMVFA, VFMVF4, VFMVF1 tiếp tục nhận lực cầu ổn định, và có mức tăng khả mạnh trong bối cảnh thị trường sụt giảm.
Cũng vào lúc 9h30, HNX-Index giảm mạnh 1.09% xuống 57.37 điểm. Số cổ phiếu giảm giá ở sàn này cũng lên đến 130 mã, trong đó 53 mã giãm kịch sàn.
Sau 9h00: HAG, SSI, KLS hàng chục triệu cổ phiếu thỏa thuận
Thanh khoản của cả hai sàn bất ngờ tăng vọt từ sau 9h00 nhưng phần lớn các giao dịch đều đến từ thỏa thuận.
HAG có 5 triệu cổ phiếu thỏa thuận ở giá tham chiếu và SSI cũng có hơn 950 ngàn cổ phiếu chuyển nhượng, nâng tổng khối lượng giao dịch tại HOSE lúc 9h10 lên 8.75 triệu đơn vị, trị giá 136.22 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, KLS có đến 9.1 triệu cổ phiếu thỏa thuận ở mức giá tham chiếu, nâng lượng giao dịch lên 13 triệu đơn vị, tương đương 111.25 tỷ đồng.
Với giao dịch khớp lệnh, Vn-Index tiến về sát ngưỡng hỗ trợ 350 điểm, khi giảm 2.35 điểm, tương ứng 0.66% so với tham chiếu. VIC đã có giao dịch nhưng chỉ quanh quẩn ở mức tham chiếu và lượng giao dịch ít ỏi. Trong khi đó, với 100 mã giảm giá, có cả hai trụ cột BVH (-2.71%), MSN (-0.56%) và STB giảm xuống 15,000 đồng/cp đã tác động tiêu cực đến thị trường.
Mặc dù vậy, một vài mã thuộc nhóm ngân hàng tăng giá, giúp nhóm ngành này duy trì sắc xanh.
Chỉ số HNX-Index cũng chỉ tăng nhẹ 0.02 điểm, do hầu hết các mã cổ phiếu lớn đều quay đầu giảm giá, hoặc mở rộng biên độ giảm. PVS, ACB vẫn nhích nhẹ nhưng mức hỗ trợ này không lớn.
Mở cửa: VPL hủy niêm yết, VIC "án binh bất động"
Mở cửa phiên giao dịch 26/12, sắc xanh đã trở lại với một số nhóm ngành trên thị trường như bất động sản, xây dựng, ngân hàng… tuy nhiên đà tăng yếu ớt và giao dịch vẫn khá ảm đạm.
Những tổng kết về kinh tế và thị trường chứng khoán năm 2011 và viễn cảnh không mấy tươi sáng của năm 2012 khiến nhà đầu tư hết sức thận trọng, thậm chí lo ngại.
VN-Index lình xình ở mức 355 điểm trong khoảng 15 phút mở cửa. Theo đó, chỉ số này giảm nhẹ 0.06 điểm, tương ứng 0.02% xuống 356.15 điểm và xu hướng vẫn còn tiếp tục đi xuống.
Các mã chủ chốt đều trong trạng thái đi ngang, chỉ một vài mã tăng nhẹ như CTG, EIB, VNM, CII. Trong khi đó, toàn sàn lượng cổ phiếu giảm chiếm áp đảo so với các mã tăng (55/22 mã).
Giao dịch èo uột với hơn 550 ngàn đơn vị, trị giá chưa đến 5 tỷ đồng.
Phiên này, VPL chính thức hủy niêm yết để sáp nhập cổ phiếu vào với VIC. Tuy nhiên, từ khi mở cửa, VIC lại án binh bất động ở mức giá tham chiếu 101,000 đồng/cp và không có cổ phiếu nào được chuyển nhượng.
Trên sàn Hà Nội, thị trường có phần tích cực hơn, nhưng các mã tăng giảm bám đuổi nhau khá sát. Lúc 8h45, thị trường có 48 mã tăng và 36 mã giảm.
Với sự dẫn dắt của PVS, ACB, NTP, VCG… giúp HNX-Index ghi nhận mức tăng trên 0.8% so với tham chiếu, sau đó rút ngắn còn 0.67%, tạm chốt ở 58.39 điểm.
Toàn sàn có 2.2 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 19.52 tỷ đồng.
Theo Vietstock