Theo số liệu thống kê, chỉ riêng Hà Nội và TP HCM có hơn 2.200 lô chung cư cũ, tương đương với 6 triệu m2 sàn, với khoảng 500.000 người sinh sống.
Xuống cấp trầm trọng
Phần lớn các chung cư này được xây dựng trước 1990, (nhiều khu thậm chí được xây từ những năm 1960) với độ cao phổ biến 2 - 5 tầng. Hệ thống nền móng chủ yếu là dạng móng nông; phần thân là khung bê tông cốt thép, lắp ghép tấm lớn, tường gạch chịu lực... Do công nghệ cũ và thời gian sử dụng lâu nên phần lớn đã xuống cấp, không chỉ làm xấu diện mạo đô thị, không đảm bảo điều kiện sống và sinh hoạt tối thiểu mà còn đe dọa tới sự an toàn tính mạng người dân đang sinh sống trong các tòa nhà này.
Theo thống kê, tại 2 thành phố lớn này, hơn 90% chung cư được đánh giá hư hỏng, xuống cấp, trong đó có gần 25% ở tình trạng nguy hiểm. Ý thức được thực trạng này, chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được đưa ra từ nhiều năm nay. Thậm chí, Nghị quyết 34 của Chính phủ yêu cầu, đến năm 2015, phải hoàn thành việc xây dựng, cải tạo chung cư đã hỏng, xuống cấp, hết niên hạn sử dụng ở các đô thị trên cả nước. Đối với chung cư bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, cần có biện pháp di dời ngay các hộ dân đang sinh sống để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại.
Song đến cuối 2011 này, thành phố Hà Nội mới cải tạo 11 lô chung cư, mà phần lớn vẫn đang trong giai đoạn thi công, tương đương… 1% số lượng các công trình cần xây dựng, cải tạo lại. Thậm chí, tới giữa tháng 12 này, UBND thành phố Hà Nội mới có văn bản gửi một số quận, yêu cầu kiểm định chất lượng hiện trạng các chung cư cũ làm cơ sở để thành phố xây dựng kế hoạch cải tạo chung cư hư hỏng, xuống cấp để bảo đảm an toàn trong sử dụng. Trước đó ít ngày, Bộ Xây dựng cũng mới có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị triển khai tổng kiểm tra chất lượng chung cư cũ.
Trong khi đó, tại TP HCM, tính đến hết năm 2010, mới cải tạo được 54 lô chung cư.
Theo thống kê, tại 2 thành phố lớn này, hơn 90% chung cư được đánh giá hư hỏng, xuống cấp, trong đó có gần 25% ở tình trạng nguy hiểm. Ý thức được thực trạng này, chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được đưa ra từ nhiều năm nay. Thậm chí, Nghị quyết 34 của Chính phủ yêu cầu, đến năm 2015, phải hoàn thành việc xây dựng, cải tạo chung cư đã hỏng, xuống cấp, hết niên hạn sử dụng ở các đô thị trên cả nước. Đối với chung cư bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, cần có biện pháp di dời ngay các hộ dân đang sinh sống để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại.
Song đến cuối 2011 này, thành phố Hà Nội mới cải tạo 11 lô chung cư, mà phần lớn vẫn đang trong giai đoạn thi công, tương đương… 1% số lượng các công trình cần xây dựng, cải tạo lại. Thậm chí, tới giữa tháng 12 này, UBND thành phố Hà Nội mới có văn bản gửi một số quận, yêu cầu kiểm định chất lượng hiện trạng các chung cư cũ làm cơ sở để thành phố xây dựng kế hoạch cải tạo chung cư hư hỏng, xuống cấp để bảo đảm an toàn trong sử dụng. Trước đó ít ngày, Bộ Xây dựng cũng mới có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị triển khai tổng kiểm tra chất lượng chung cư cũ.
Trong khi đó, tại TP HCM, tính đến hết năm 2010, mới cải tạo được 54 lô chung cư.
Cần 10 năm xóa chung cư cũ?
Mặc dù nhu cầu cải tạo chung cư cũ là cấp thiết, nhiều chung cư nằm ở vị trí “khu đất vàng” được nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền đầu tư, nhưng tại sao việc cải tạo vẫn chậm chạp?
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Xây dựng cách đây ít ngày, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tiết lộ: Chỉ mới cải tạo một khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), thành phố phải bổ sung đến 2.000 tỷ đồng – số tiền đủ để xây dựng một khu đô thị mới.
Một quan chức Sở Xây dựng Hà Nội phân tích, vướng mắc lớn nhất hiện nay với các dự án cải tạo nhà chung cư cũ là chỉ tiêu quy hoạch. Hầu hết các khu tập thể cũ đã được giao chủ đầu tư, nhưng quy hoạch vẫn chưa được phê duyệt. Nếu giữ quy mô, chỉ tiêu cũ, số căn hộ bố trí tái định cư tại chỗ cho người dân còn chưa đủ, chủ đầu tư lỗ nặng.
Nhưng nếu tăng chỉ tiêu, mật độ quy hoạch thì hạ tầng khu vực vốn đã quá tải sẽ càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người dân cũng không ủng hộ việc tái định cư ở nơi khác vì tâm lý ngại thay đổi và nhất là sự chênh lệch lớn về giá trị quyền sử dụng đất. Do đó, ông Thảo khẳng định cần phải xem xét lại quan điểm và phương pháp xây lại chung cư cũ.
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, không thể thực hiện cải tạo lại nhà chung cư cũ với cách làm như hiện nay. Tuy nhiên, theo ông, nếu quyết liệt thực hiện thì vẫn có thể hoàn thành trong 10 năm tới. Ông Dũng khẳng định sẽ tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại.
Đồng thời, có chính sách hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhà ở xã hội, chủ yếu do nhà nước can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho nhóm đối tượng không có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.
Theo Baodatviet.vn