Thắt lưng buộc bụng đẩy châu Âu tới suy thoái?

Thứ tư, 04/01/2012, 09:53
SaigonNews - Dự đoán kinh tế năm 2012: khó đạt mục tiêu và những chính sách thắt lưng buộc bụng chỉ mang lại thiệt hại cho phần lớn người dân. Khu vực châu Âu đang trên bờ vực của một cuộc suy thoái mới.


 
Nhìn lại trong suốt năm 2011, lãi suất của những trái phiếu xếp hạng AAA tăng cao, những cuộc giao dịch hoán đổi thất bại làm vỡ nợ tín dụng, cuộc khủng hoảng khu vực EU ngoài vòng kiểm soát.

Thay vì tìm ra câu trả lời đúng đắn cho những cử tri đã ủng hộ mình, thì các chính trị gia lại thực hiện cắt giảm chi tiêu quyết liệt hơn bao giờ hết. Ngăn chặn lãi suất trái phiếu Ý là 7% và bảo vệ xếp hạng tín dụng AAA của Pháp đã trở thành mục tiêu của các chính sách trung ương.

Tuy nhiên, tin tức về tình trạng bất ổn của khu vực châu Âu đã giảm rõ rệt. Các con số nhấp nháy trên màn hình chỉ phục vụ để che dấu cho một thực tế là hàng triệu người dân đã phải sống trong hoàn cảnh gọi là “nền kinh tế thực sự”.

Chính sách thắt lưng buộc bụng tập thể càng đẩy khu vực châu Âu tới bờ vực của một một cuộc suy thoái mới. Vào năm 2012 nó sẽ được vào bờ nhưng theo cùng với nó là tình trạng mất việc làm của hàng triệu người.

Điều đó không đáng ngạc nhiên nhưng lại gây ra sự giận dữ của dân chúng khi nhìn thấy nhà hoạch định chính sách không toàn diện bảo vệ họ khỏi vòng trục lợi của các nhà đầu cơ. Từ con phố Indignati của Hy Lạp đến Quảng trường Puerta del Sol ở Madrid, hàng ngàn người trẻ tập trung để yêu cầu sự thay đổi trong tương lai của đất nước mình. Công chúng đang lên tiếng bày tỏ sự bực tức và phẫn nộ của họ.

Trong năm 2012, sự giận dữ này có khả năng càng dữ dội hơn. Một báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Geneva đã cảnh báo sự bất mãn gia tăng ở nhiều quốc gia về "nhận thức rằng gánh nặng của cuộc khủng hoảng không được chia sẻ công bằng". Báo cáo cho biết ngay cả khi không có một cuộc suy thoái toàn cầu mới, có thể cần đến 5 năm để tỷ lệ thất nghiệp có thể quay trở lại mức trước khủng hoảng.
 
Những người trẻ đã chịu đựng gánh nặng ở khắp mọi nơi. Tại Tây Ban Nha, khi chính phủ mới công bố các biện pháp thắt lưng buộc bụng vào thứ sáu, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên đến 45%, tương tự ở Hy Lạp là 42,9% và Ireland 29,8%. Chắc chắn vấn đề việc làm không được các Chính phủ giải quyết thì ngày sẽ càng tồi tệ hơn.
                      
Khi lãnh đạo châu Âu cam kết thúc đẩy các quỹ cứu trợ khu vực châu Âu, lập một chính sách tài chính thép để thực thi kỷ luật ngân sách vào tháng trước, họ hy vọng một lần nữa vẽ nên một con đường mới sau cuộc khủng hoảng khốc liệt này.


 

Nhưng ngay cả khi các khuôn khổ mới được đưa ra và đồng ý nhanh chóng thì nền kinh tế của châu Âu, bao gồm cả Anh, có thể sẽ phải đối mặt với 12 tháng tuyệt vọng.

Flassbeck (thành viên của hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một "thập kỷ mất mát", giống như thời gian dài trì trệ và giảm phát do sự ảnh hưởng Nhật Bản kể từ đầu những năm 1990. Hiện tại, những chính sách thắt lưng buộc bụng thì chất đống nhưng không hề hiệu quả, mặc dù các biện pháp khẩn cấp mạnh mẽ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bao gồm việc bơm gần 500 tỷ euro vào các khoản vay chi phí phí thấp cho thị trường tài chính ngày 21/12 và các ngân hàng đang đấu tranh để giành khoản tài trợ cho mình.
 
Người tiêu dùng Ý và Hy Lạp rút tiền gửi từ ngân hàng trong các tháng. Nếu tình trạng cứ xảy ra liên tục sẽ có một sự sụp đổ toàn diện, tình hình xoắn ốc như vậy đã ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền, đó là lý do tại sao George Osborne đã nói với Quốc hội rằng Kho bạc và Ngân hàng của Anh đã đến lúc nên lập kế hoạch dự phòng chi tiết để đối phó với một cuộc khủng hoảng mới khu vực đồng euro. Nó có thể sớm xảy ra.
 
Ngay cả khi hệ thống tài chính là ổn định, và khu vực châu Âu liên kết chặt chẽ với nhau, các ngân hàng cắt giảm cho vay đối với hộ gia đình và các doanh nghiệp nhưng đó sẽ là nơi mà các ý tưởng trừu tượng của một cuộc khủng hoảng tín dụng manh nha trở thành hiện thực: người dân bị mất nhà cửa vì vay thế chấp, các doanh nghiệp sa thải nhân viên vì họ không còn khả năng tài trợ cho các hoạt động của mình… Tất cả điều này có thể là kết quả cuối cùng cho nỗ lực của các chính trị gia nhằm xoa dịu thị trường tài chính.
 
Ngay cả IMF, thường được coi là pháo đài, là cứu cánh sau cùng, nơi mà vốn tư nhân chảy tự do và ngân sách cân bằng, nhưng nhà kinh tế trưởng Olivier Blanchard đã viết trên blog rằng các nhà đầu tư tài chính có những cảm xúc mâu thuẫn về thắt lưng buộc bụng. Chính sách này có thể làm tăng trưởng, nhưng cũng có thể làm tình hình trở nên khó khăn hơn và các Chính phủ sẽ không dễ dàng trong việc chi trả các khoản nợ của mình. Có những phản ứng tích cực với tin tức về củng cố ngân sách, nhưng sau đó thì ngược lại và kết quả thì thường dẫn đến tăng trưởng thấp không như mong đợi.
 
Không riêng EU, cả thế giới đang bằng mọi giá tìm ra lối thoát cho năm 2012.

Thanh Nga (TH)

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn