Davos 2012: Ai được lợi từ vụ cấm vận Iran

Thứ bảy, 28/01/2012, 07:13
SaigonNews - Quyền lợi của các bên liên quan trong việc này là như thế nào.

Ai được lợi?
 
Trong khi Liên minh châu Âu EU chuẩn bị ra lệnh cấm vận dầu mỏ và Mỹ phong tỏa tài khoản của chính phủ Iran, các giám đốc điều hành những công ty dầu cho rằng Trung Quốc và Nga đang được lợi nhiều nhất. Còn các công ty dầu và người tiêu dùng phương Tây là những đối tượng thiệt hại nhiều nhất.
 
Iran sẽ tiếp tục xuất khẩu 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày (khoảng 3% nguồn cung thế giới) và phần lớn số dầu này sẽ chảy vào Trung Quốc. Với vai trò là khách hàng hiếm hoi còn lại, Trung Quốc sẽ được thế thượng phong và mua dầu với giá rẻ.
 
Ngoài ra Nga cũng là nước được lợi từ việc cấm vận dầu mỏ Iran. Đây là cơ hội tốt để quốc gia sản xuất dầu mỏ này nâng cao hơn nữa thị phần của mình tại EU, bất chấp mối lo ngại về sự phụ thuộc sâu sắc của phương Tây vào Nga.
 
“Chúng tôi in rằng Moscow đang cực kỳ quan tâm đến tình hình hiện nay.” Jose Sergio Gabrielli, CEO của Brazil's Petrobras cho biết. Arkady Dvorkovich, trợ lý kinh tế hàng đầu của điện Kremlin đồng tình rằng Nga được lợi từ quyết định trừng phạt này, ít nhất là giữ được giá dầu khoảng 100 USD/thùng.
 
Bước đầu giảm sức mua
 
EU sẽ cấm vận Iran từ tháng 7 tới. Hoa Kỳ sẽ có kế hoạch trừng phạt ngân hàng trung ương Iran và các công ty vận chuyển của nước này. Ngay cả các công ty dầu khí châu Âu như Total (Pháp) hay Shell (Hà Lan) cũng tuyên bố sẽ bỏ qua nguồn cung dầu thô này.
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã có những động thái giảm giao dịch với Iran theo yêu cầu của Mỹ.
 
Showa Shell mua 100.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran cho đến tháng Ba. Công ty này cho hay, “Chúng tôi đang chờ đợi những hướng dẫn từ chính phủ.”
 
Đối với công ty Total, hướng dẫn từ chính phủ rõ ràng hơn. CEO Christopher de Margerie cho biết “Chúng tôi đã dừng mua dầu từ Iran.” Trước đây công ty này mua từ 80.000 – 100.000 thùng dầu từ mỏ vàng đen.
 
Peter Voser, CEO của Royal Dutch Shell cho biết cũng đang cần một khoảng thời gian trước khi dừng mua hoàn toàn một lượng dầu tương đương công ty Total. “Chúng tôi là một công ty châu Âu và do đó bị ảnh hưởng từ hình thức cấm vận này đầu tiên. Trước mắt sẽ phải nghiên cứu đối phó với tình hình này như thế nào.’
 
Cung – cầu dầu mỏ sẽ ra sao?
 
Nguồn dầu thiếu hụt này làm gia tăng mức cầu đối với nhà cung cấp thay thế, cụ thể là Ả Rập Saudi – nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và là nơi duy nhất có thể lấp đầy được sự thiếu hụt dầu mỏ, tránh cho phương Tây một thảm họa tăng giá.
 
IMF cho biết giá dầu sẽ tăng 20-30% trong tuần này nếu Iran trả đũa bằng cách không xuất khẩu dầu hoàn toàn. Cuộc họp các CEO của công ty dầu khí tại Davos cho biết, thị trường năng lượng có thể mất đi 1,3 triệu thùng mỗi ngày từ Iran, tương đương với tình hình thiếu hụt trong cuộc nội chiến tại Libya 2011. Một lượng tương đương sẽ được bù đắp bởi À Rập Saudi.   
 
Một nhà cung cấp dầu hàng đầu từ Ả Rập Saudi giấu tên cho biết “Dầu mỏ là một vấn đề linh hoạt, dầu Iran sẽ vẫn chảy vào thị trường, có thể là Trung Quốc với giá rẻ hơn. Còn mối lo sợ về thiếu hụt dầu mỏ, chúng tôi tin mình có thể cung cấp như thời nội chiến Libya.”
 
Giám đốc công ty dầu mỏ độc quyền nhà nước Saudi Aramco, Khalid al-Falih cho biết đã nhận được những yêu cầu cung cấp dầu từ EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Jun Arai, đại diện công ty Showa Shell của Nhật cho biết Ả Rập Saudi luôn sẵn sàng đáp ứng bất cứ yêu cầu tăng nguồn cung nào của Nhật.
 

KP (Theo Reuters)

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn