|
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 |
Sáng 7.7, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Linh Ngọc cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận xung quanh việc Bộ này cấp phép nhận chìm 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét ở Vĩnh Tân.
|
Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận sáng nay 7.7 |
Lần đầu tiên cho nhận chìm trên biển
Tại cuộc làm việc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Phạm Ngọc Sơn, cho rằng việc Bộ TN-MT cấp phép nhận chìm này là hoàn toàn đúng luật. Ông Sơn nói: “Vật, chất được nhận chìm hoàn toàn không sinh ra trong quá trình nạo vét mà nó được nạo vét từ chỗ này đem sang chỗ khác nhận chìm”. Cũng theo ông Sơn, khi ĐTM (đánh giá tác động môi trường) đã được phê duyệt, đã đủ điều kiện cấp giấy phép này.
“Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có một giấy phép cho nhận chìm trên biển, nên Bộ TN-MT đã thận trọng lấy ý kiến từng cơ quan, các nhà khoa học suốt một năm qua mới cấp phép. Để tránh tác động đến khu vực biển Hòn Cau, Bộ chỉ cho phép thực hiện đến tháng 10 phải chấm dứt, tức làm vào mùa gió nam, không được làm khi gió đông bắc đã về", ông Sơn nói.
Ông Trần Liên Thanh, Tổng giám đốc và ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, cho biết một số biện pháp trong thi công mà công ty sẽ làm. Theo đó, vị trí nhận chìm có mật độ loài cá thưa hơn so với khu vực Hòn Cau. Công ty này đã chuẩn bị loại màng chắn để thả xuống biển, tránh dòng nước chảy đục ảnh hưởng đến vùng biển nhiều cá mà bà con đánh bắt và nuôi trồng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Phạm Ngọc Sơn (đứng) cho rằng giấy phép nhận chìm là đúng luật |
Lo ngại ô nhiễm
Tổng giám đốc Vĩnh Tân 1 (áo trắng, đứng bên trái) và Phó tổng giám đốc Phan Ngọc Cẩm Thành báo cáo phương án đảm bảo an toàn khi thi công nhận chìm |