Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 100,74 tỉ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước dù tăng 11,6% so với cùng kỳ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, mới chỉ đạt 30,33 tỉ USD, chiếm 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 4,7% đạt 70,41 tỉ USD, song vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn 69,9%.
Thống kê cho thấy, có 19 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 84,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng đầu vẫn là điện thoại và linh kiện, đạt 19,9 tỉ USD (chiếm 19,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu); thứ 2 là điện tử, máy tính và linh kiện; tiếp đến là hàng dệt may, giày dép...
Về thị trường hàng hóa xuất, Mỹ đứng đầu thị trường xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỉ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện thoại và linh kiện tăng rất mạnh, tới 109,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 58,4%; hàng dệt may tăng 9,8%...
Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc |
Đối với xuất khẩu, tính chung 5 tháng, kim ngạch ước tính đạt 101,28 tỉ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018. Khu vực kinh tế trong nước đạt 43,61 tỉ USD, tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 57,67 tỉ USD, tăng 6,9%.
Trong 5 tháng, có 21 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 80,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; vải...
Trung Quốc vẫn hiện vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 29,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, đứng đầu mức tăng là điện tử, máy tính và linh kiện tăng, tới 82,8%.
Tựu chung 5 tháng, cả nước nhập siêu 548 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,6 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,28 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,73 tỉ USD.
Theo Thanh Niên