Tân "Thị trưởng Buford": Có thể ai đó sẽ nói..."ngu ngu một chút"

Thứ tư, 11/04/2012, 11:19
Trao đổi với PV, doanh nhân Phạm Đình Nguyên, người vừa giành chiến thắng tại cuộc đấu giá thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ) chia sẻ, ông không phải là một đại gia lắm của nhiều tiền, thích chơi ngông.

Tin liên quan
>> Doanh nhân Việt mua thị trấn Mỹ chưa xin phép đầu tư
>> Giá thị trấn Buford: Chưa bằng 1/5 căn nhà ở Hà Nội
>> "Giấc mơ Mỹ" của Phạm Đình Nguyên: Cú PR ngoạn mục?
>> Màn "cân não" phiên đấu giá mua thị trấn Mỹ
>> Doanh nhân Việt có biết bị mua “hớ” thị trấn Mỹ?
>> Dư luận "phát sốt" với thương vụ mua lại thị trấn Mỹ của người Việt
>>
Hai người Việt Nam mua đứt 1 thị trấn ở Mỹ

 

Ông cũng không có tiền để mua thị trấn này. Và việc sở hữu thị trấn Buford không phải là quyết định hoàn toàn dựa bất động sản.
 

Mấy ngày nay, thông tin về một doanh nhân người Việt  đã thắng trong cuộc đấu giá để giành quyền điều hành một thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã khiến dư luận quan tâm. Nhiều người tò mò không biết Phạm Đình Nguyên là ai và giàu đến cỡ nào? Ông có thể giới thiệu về mình được không?

Tôi không phải là một đại gia lắm của nhiều tiền, thích chơi ngông. Tôi cũng không có tiền để mua thị trấn này. Tôi cũng chỉ là người đi làm công ăn lương bình thường. Dành dụm được ít tiền thì cũng tạm đủ làm vốn để mở công ty, nói gì nói đến mua bất động sản ở Mỹ. Lại là mua một thị trấn ở Mỹ!

Tôi đi làm cho các công ty trong nước và nước ngoài khoảng 15 năm, liên quan đến phân phối, phát triển thị trường. Tôi đã từng làm cho Coca-Cola, VPĐD Nokia Việt Nam, Phó tổng giám đốc công ty ICP. Và vì trí gần nhất là Giám đốc kênh hiện đại cho Tập đoàn Kinh Đô, trước khi chuyển ra thành lập Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế IDS.


Doanh nhân Phạm Đình Nguyên


Ông đã là người duy nhất vượt qua nhiều đối thủ và giành chiến thắng trong cuộc đấu giá, hẳn ông đã giành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trấn Buford cũng như buổi đấu giá này?

Thú thật là tôi không có nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ trước khi đi đấu giá. Mọi việc diễn ra quá nhanh. Tôi chỉ có 10 ngày trước khi đến Mỹ, trong khi đó quá nhiều việc cần phải làm. Nào là phải thuyết phục bà con hỗ trợ cho vay, tìm người đại diện đấu giá, tìm hiểu về hệ thống đấu giá và quan trọng hơn là xin được visa đến Mỹ.

Điều mà tôi quan tâm đến thị trấn này không phải là ngôi nhà có bao nhiêu phòng ngủ hay trạm xăng có bao nhiêu vòi. Tôi đặc biệt quan tâm đến vị trí địa lý, tính lịch sử của thị trấn này, và nhất là “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ” đã làm cho Buford trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông Mỹ và quốc tế.

Ông có thấy quyết định của mình là táo bạo không?

Có. Tôi nghĩ, đôi khi những quyết định lớn phải có những yếu tố “mơ mộng”. Có người nào đó sẽ nói “ngu ngu một chút”. Nếu lý trí quá đôi khi sẽ cản trở những quyết định lớn.

Vậy mục đích của việc mua lại thị trấn này là gì, thưa ông?

Thú thật lúc này tôi cũng chưa có suy nghĩ nhiều kế hoạch mua để cụ thể làm gì. Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản, công ty IDS của mình làm phân phối, nếu sở hữu được một thị trấn Buford như thế này, sẽ là một “bàn đạp tinh thần” ở Mỹ, sẽ giúp việc phân phối, phát triển thương hiệu dễ dàng hơn.

Hoặc ngược lại, nếu chúng tôi tung ra sản phẩm mới ở Mỹ chắc cũng tạo được tiếng vang hơn, được nhiều người chú ý hơn. Vì đây là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ mà! Và thực tế là như vậy. Tất cả các tờ báo lớn, đài truyền hình đều đã đưa tin về “một người Việt đã sở hữu thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ”.

Cảm giác của ông sau khi mua được thị trấn nhỏ nhất nước như thế nào?

Lâng lâng là cái cảm giác của tôi có thể mô tả. Ngay lúc này đây, tôi cũng không tin đó là sự thật. Tôi cũng xen lẫn một cảm giác tự hào của một người Việt, dám cạnh tranh bằng vai phải lứa với hơn 25 người đấu giá nước ngoài. Tự hào lắm chứ! Đâu phải cứ phải lắm của nhiều tiền thì mới là hay!
 
Những ngày qua, dư luận và một số người dân Mỹ cho rằng, việc ông đã bỏ ra số tiền 900.000 USD để đổi lấy một thị trấn nhỏ có tên là Buford của Mỹ để sở hữu khoảng 10 ha đất, là một thương vụ bị “hớ”. Ông có ý kiến gì về những nhận xét trên?

Tôi nghĩ, mỗi người nhìn ở một góc độ khác nhau nên chuyện bình luận đắt rẻ là của mỗi người. Vì nhiều người đang nhìn ở góc độ bất động sản nên chuyện thị trấn 1 người đối với họ là bất lợi. Nhưng chính điều này mới làm nên đặc biệt cho thị trấn Buford được xem là "thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ" này. Bằng chứng là truyền thông tại Mỹ và các nước khác đã đưa tin rầm rộ về sự kiện đấu giá này.

Trước giờ đấu giá, tôi có hỏi ông Kay, trước đây là người làm công cho ông Don Sammons chủ thị trấn rằng nếu là ông, thì ông sẽ bán bao nhiêu. Ông trả lời hơi sốc một chút: "Tôi chẳng có ngu để mà bán nữa. Buford giờ đây đã quá nổi tiếng rồi. Bao nhiêu tiền để có thể mua được danh tiếng này? Bao nhiêu tiền có thể để mua được thị trấn lâu đời thứ 2 ở Wyoming?"

Giá trị của Buford không phải là trạm xăng, ngôi nhà, cửa hàng tiện lợi. Điều đặc biệt làm cho nó nổi tiếng đó là "thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ". Điều tưởng rằng rất bất lợi là là điểm đặc biệt của nó.

Nhiều người nói, sở dĩ ông tham dự đấu giá và quyết tâm giành chiến thắng bằng được là vì muốn nối gót nhiều đại gia trẻ hiện nay như Bầu Đức, hay Diệu Hiền muốn được thử sức với nền kinh tế thế giới mặt khác cũng là cách để khẳng định danh tiếng một doanh nhân tầm cỡ quốc tế. Ý kiến đó theo ông có đúng không?

Tôi chẳng có của nẻo gì so với bầu Đức hoặc bất cứ với doanh nhân tầm cỡ khác ở Việt Nam. Và cũng chẳng phải muốn khẳng định danh tiếng gì cả. Như tôi nói, IDS chúng tôi chỉ là một công ty phân phối tầm trung, mong muốn bức phá tại thị trường Việt Nam và Mỹ. Sở hữu một thị trấn như thế này là một quyết định táo bạo và sáng tạo, tạo tiền đề cho chúng tôi xâm nhập tốt hơn vào thị trường. Chỉ đơn giản vậy thôi.

 

Ông Don Sammons trao cho Phạm Đình Nguyên chiếc áo kỷ niệm


Trên thực tế, đã có rất nhiều người Việt mua đất bên Mỹ để mở rộng kinh doanh. Ví dụ bà Diệu Hiền (TGĐ Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) đã mua biệt thự, mở showroom giới thiệu sản phẩm của công ty mình sang bên Mỹ. Tuy nhiên đã không thành công như mong muốn. Vậy, ông sẽ đầu tư và xây dựng hình ảnh thị trấn Buford như thế nào trong tương lai?

Hiện nay, tôi chưa có kế hoạch gì cụ thể cho Buford. Chúng tôi cần phải hoàn tất việc mua bán và thanh toán tiền trong vòng 30 ngày. Quan trọng nhất, là tôi sẽ gom góp đủ số tiền vay của bà con tôi ở bên Mỹ.

Ông đánh giá thế nào về thị trường Bất động sản Mỹ so với Việt Nam. Trong khi cả thế giới đang phải đương đầu với thực trạng khủng hoảng kinh tế, BĐS Việt Nam bị đóng băng thì việc chạy sang nước ngoài để đầu tư có phải là giải pháp khôn ngoan được nhiều đại gia Việt lựa chọn. Trong đó có ông?

Nói thật, tôi không quan tâm đến bất động sản ở Việt Nam, cũng như ở Mỹ. Việc sở hữu thị trấn Buford không phải là quyết định hoàn toàn dựa vào bất động sản. Nó dựa trên mục tiêu của IDS là phát triển thị trường cũng như phát triển thương hiệu mởi ở Mỹ và Việt Nam.
 
Ông đã chuẩn bị tâm lý như thế nào với vai trò "thị trưởng" mới của thị trấn này?

Tôi vẫn còn lâng lâng cái cảm giác "người Việt mua thị trấn Mỹ". Lúc tuyên bố tôi là người thắng cuộc, ông Don Sammons mới nghĩ ra một ý tưởng, là trao cho tôi chiếc áo kỷ niệm "thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ" như là một biểu tượng, trao lại cho tôi chức thị trưởng danh dự. Và ông nối: "Tấm hình này sẽ đi vào lịch sử của Buford".

Ông có tin, dưới sự điều hành của ông Buford sẽ trở thành một cái gì đó như Las Vegas thứ hai?

Tôi nghĩ, Buford sẽ mãi mãi là "thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ". Nó là biểu tượng của tinh thần "không có gì là không thể" đối với doanh nhân Việt Nam. Nếu có thể phải nói vui, tôi sẽ nói: "Nhỏ nhưng có võ!"

Theo Phụ Nữ Today

Các tin cũ hơn