Cả hai thương hiệu này đang hợp tác với công ty Foxconn để xây dựng các nhà máy sản xuất điện thoại ở phía Nam bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Thế nhưng trong một buổi họp báo tại Bangalore, sự khác biệt giữa hai nhà sản xuất Trung Quốc này đã bộc lộ.
Peter Lau, CEO của OnePlus đã nói rõ: “chúng tôi không chạy đua với các nhà sản xuất khác tại Trung Quốc để sản xuất điện thoại thông minh tầm trung như xu thế hiện nay.” Nói cách khác, hãng này sẽ duy trì các sản phẩm của mình ở phân khúc trung và cao cấp như hiện nay. Trong khi đó, tại Ấn Độ, Xiaomi sẽ tập trung vào sản xuất các dòng thiết bị giá rẻ và thuộc phân khúc thấp.
Theo các dự đoán gần đây, Ấn Độ có thể sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc từ năm 2017. Foxconn đã có kế hoạch sản xuất cho OnePlus khoảng 500.000 chiếc điện thoại trong một tháng.
OnePlus thì đang chờ đến khi nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của họ tăng lên thì mới chuyển sản xuất của mình từ Campuchia sang Ấn Độ. Hãng cũng dự kiến sẽ sản xuất cả OnePlus 1 và 2 tại quốc gia Nam Á này.
Tại thị trường Ấn Độ, OnePlus đã bán được 15.000 chiếc điện thoại Android chỉ trong 12 phút qua Amazon cho mọi khách hàng trong khi tại các quốc gia khác trên thế giới, khách hàng phải nhận được giấy mời mới có thể mua sản phẩm.
Chính phủ Ấn Độ cũng đang có kế hoạch phát triển nước này thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử của thế giới. Nước này đã làm được điều đó với phần mềm. Chính quyền các tiểu bang tại đây cũng đang có những nỗ lực nhằm thu hút được nhiều hơn các nhà sản xuất nước ngoài qua việc nới lỏng các quy định về đầu tư và làm chuẩn bị sẵn mặt bằng cho mọi hoạt động. Tất cả đều đang muốn chuẩn bị sẵn sàng cho việc phát triển một hệ sinh thái khép kín cho sản xuất điện thoại thông minh.
Theo Bizlive