Samsung, HTC ép buộc Google bán "xác" Motorola

Thứ tư, 25/04/2012, 10:47
Nhằm bảo vệ Android trước sức ép từ các vụ kiện tụng về bằng sáng chế của Apple, Goole đã mua lại Motorola Mobility với giá 12 tỷ USD vào mùa hè năm ngoái. Ngay sau hành động chịu chi này, Google đã chuyển giao một số bằng sáng chế của Mototola cho các đối tác của mình như Samsung hay HTC như một tấm khiên để thể bảo vệ các hãng này khỏi nguy cơ “lép vế” từ các vụ kiện bản quyền do các đối thủ lớn như Apple hay Microsoft khởi xướng.
 
>>Vũ khí công nghệ cao của Mỹ sẽ đe dọa cả thế giới
>>"Kẻ mới nổi" đang tuột dốc không phanh


 
 

Giải thích thêm về việc mua lại Motorola, Google cho biết: Motorola vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh độc lập để cạnh tranh với các công ty sản xuất phần cứng khác có sử dụng hệ điều hành Android. Gã khổng lồ ngành tìm kiếm này vẫn sẽ tách biệt độc lập hai hoạt động sản xuất phần cứng của Motorola và hoạt động phát triển của Android.

Tuy nhiên thì tình thế đã khác, lúc đầu Google chỉ muốn mua lại các bằng sáng chế của Motorola nhưng sau đó "cha đẻ của Android" đã nhận ra rằng mình có khả năng đi theo con đường của Apple và hãng cũng muốn trực tiếp phát triển smartphone và máy tính bảng của riêng mình chứ không chỉ là đứng ngoài cuộc như một nhà cung cấp nền tảng.
 

 

 
Có vẻ như Google đang quá tham lam khi vừa muốn kiếm tiền trên nền tảng phần mềm và vừa muốn sản xuất những thiết bị điện thoại của riêng mình. Tham vọng của Google không chỉ dừng lại ở Nexus One, kết quả hợp tác giữa họ cùng với nhà sản xuất phần cứng thứ ba mà gã khổng lồ này còn mong muốn tạo ra một ” iPhone” thứ hai như cái cách mà Apple đã từng làm.
 

 


Điều đáng nói ở đây là liệu Google có thành công trong việc thực hiện “ước mơ” này hay không? Và thái độ từ phía các đối tác của Google trước tham vọng này ra sao?

Không quá khó để các công ty sản xuất điện thoại Android như Samsung, HTC, LG... nhận ra ý đồ của Google. Họ đang bày tỏ thái độ dè chừng thậm chí là giận dữ trong thương vụ mua bán này của Google. Các hãng này đe dọa sẽ hợp tác với nhau để gây sức ép lên Google nếu như nhà sản xuất nền tảng Android không chịu bán lại mảng kinh doanh di động của Motorola. Lời đe dọa đã có một số hiệu lực, Google đã phải chùn bước và buộc thay đổi kế hoạch của mình sang một hướng khác khi nhằm vào mảng kinh doanh hộp cáp set-top box (Một thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình rồi sau đó chuyển dữ liệu hình ảnh và âm thanh lên màn hình TV).
 

 


Sở dĩ Google chọn hướng đi này là vì Motorla hiện đang là công ty kinh doanh hộp cáp set-top lớn nhất của Mỹ. Năm 2011 vừa qua đã đánh dấu một bước “thăng hoa” của loại thiết bị này. Ngoài việc sở hữu lại các bằng sáng chế của Motorola cộng với sức ép của các đối tác sản xuất smartphone khác, Google đang có những chiếc lược của mình để chuyển dần sang miếng bánh”béo bở” này. Sau thất bại của Google TV thì nhiều nhà phân tích cho rằng Set-top Box sẽ giúp “người khổng lồ tìm kiếm” tạo ra một bước đột phá mới trong lĩnh vực giải trí tại gia.

Tuy nhiên thì mọi việc không hề dễ dàng với Google như thế, một số nhà cung cấp hệ thống cáp hàng đầu đã nắm bắt được ý đồ của hãng này. Họ đang tính tới khả năng sẽ hợp tác lại với nhau để tạo thành một khối đồng minh nhằm chống lại sự chen chân của Google.
 

 


Đây thực sự là một bước tiến thoái lưỡng nan của Google và hiện tại, tuy chưa có những động thái nào rõ ràng nhưng các nhà sản xuất smartphone Android vẫn đang tiếp tục theo dõi gắt gao bất cứ hoạt động của Google. Họ đang muốn ép bằng được Googlde phải bán lại mảng kinh doanh di động của Motorola để tập trung vào việc phát triển Android. Các nhà sản xuất này tin rằng Google sẽ sớm thấy được những hậu quả từ việc đi theo cách làm của Apple.
 

 


Thật khó để có thể dự đoán được liệu rằng Google sẽ làm gì sau đó nhưng một điều chắc chắn là công ty của Lary Page sẽ còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong tương lai khi các nhà đầu tư đang dần quay lưng lại với hãng này và chuyển hướng sang các nhà sản xuất smartphone châu Á. Thêm vào đó là việc phát triển hệ điều hành Windows Phone 8 của Microsoft gần được ra mắt khiến cho sức hút của Android đang bị giảm đi khá nhiều.

Theo Genk

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích