Apple chẳng "khôn" hơn ai

Thứ tư, 25/04/2012, 09:01
Apple dẫn đầu thị trường di động với nhiều sản phẩm phổ biến như iPhone, iPad, nhưng điều đó không đồng nghĩa các công ty khác là kẻ theo đuôi.

>>Apple đàm phán với “kẻ phá bĩnh” thương hiệu iPad ở Trung Quốc
>>Apple, Google... bị kiện vì thông đồng dìm lương nhân viên

Yêu cầu đổi mới

Phe ủng hộ Apple thường cho rằng Apple thúc đẩy sự phát triển của màn hình hiển thị trên các thiết bị cảm ứng, và là người đầu tiên làm được điều này.


Họ tranh luận các công ty khác vì "không đủ tốt" nên không thể hoặc sẽ không áp dụng công nghệ này nếu như Apple không làm trước. Tuy nhiên, quan điểm này rõ ràng khá thiển cận. Lấy ví dụ về trường hợp màn hình Retina trên iPad mà mọi người ưa thích.

Công nghệ màn hình mật độ điểm ảnh (PPI) cao hơn đã xuất hiện từ 10 năm trước. Thứ gọi là "công nghệ của Apple" đó chỉ là một mảnh rất nhỏ trong trò chơi có tên “đổi mới”.

Vào thời điểm màn hình PPI ra đời, nhu cầu xem video độ phân giải cao (HD) chưa xuất hiện. Mãi tới gần đây, loại hình video này mới bắt đầu lan truyền và hình thành nhu cầu trong số đông người dùng. Ngoài ra, trước khi phát sinh nhiều loại kích cỡ cho thiết bị di dộng như hiện tại, PPI là điều không cần thiết phải nhắc tới.

Phần lớn màn hình rơi vào khoảng 12-15 inch với laptop, 19-27 inch với desktop, 27-50 inch với tivi, và được sử dụng từ khoảng cách cố định. Ngày nay, chúng ta có thêm kích cỡ nhỏ hơn trong khoảng từ 4-10 inch cho smartphone và tablet để phù hợp cho việc cầm nắm và di chuyển. Vì thế, PPI lại trở thành phép đo quan trọng với thiết bị di động.

Trọng tâm

Không ai chờ Apple “bật đèn xanh” mới bắt đầu sử dụng công nghệ màn hình PPI cao hơn mà chính vì không công ty nào tập trung vào thị giác nhiều như Apple.

Apple chú trọng tới thiết kế, vì thế họ muốn tạo ra yếu tố đánh vào thị giác tốt nhất, không chỉ cần tới phần cứng thiết kế đẹp mà phần mềm cũng phải hoàn hảo. Khi mọi thứ đều tịnh tiến về HD, màn hình và xử lí đồ họa càng trở nên quan trọng hơn mọi thứ khác trên thiết bị, đó là điểm dẫn Apple tập trung mọi nỗ lực và dẫn đầu con đường này.
Chúng ta đều biết Apple tình nguyện giảm tốc độ xử lí bên trong iOS để ưu tiên cho tương tác giao diện người dùng (UI), mang lại trải nghiệm thị giác mượt mà nhất.

Chúng ta cũng biết đặc trưng của Apple là chỉ tập trung vào vài lĩnh vực nhất định để tạo ra thứ tốt nhất và bỏ qua nhiều lĩnh vực khác. Vì thế, không ngạc nhiên khi Apple giành toàn bộ nỗ lực trong việc nâng cấp khả năng xử lý đồ họa trên iOS, đặt xử lí đồ họa lên trên xử lí dữ liệu.

Trong khi đó, các hãng sản xuất Android lại quá chú trọng tới việc tạo ra những thiết bị phù hợp với nhiều hoàn cảnh (trường hợp của PadFone, dock laptop hay bút cảm ứng).

Kết luận

Mọi công ty đều muốn dẫn đầu ở một lĩnh vực nào đó và đều có trọng tâm cốt lõi. Họ có thể bỏ qua nhiều thứ để theo đuổi mục đích của mình.

Google có truyền thống lờ đi thiết kế mà quan tâm vào tốc độ, và nhiều khi đặt niềm tin quá nhiều vào người dùng thay vì phải xây dựng hệ thống bảo mật tốt hơn ngay từ đầu. Facebook thỉnh thoảng lờ đi sự thoải mái của người dùng để xây dựng cơ sở dữ liệu về sở thích và hành vi hoàn thiện. RIM quên mất rằng vẫn còn người dùng cá nhân và bị bỏ lại trên thị trường, dù vẫn là hãng được đánh giá tốt nhất về bảo mật. Và, Apple bỏ qua lựa chọn tùy chỉnh để ưu tiên cho tầm nhìn thiết kế.

Apple có thể dẫn đầu về thị giác, song không có nghĩa các công ty khác phải là người theo đuôi. Đơn giản, các công ty có mục tiêu khác nhau và tìm kiếm đổi mới trong từng cách khác nhau trước khi áp dụng những đổi mới mà Apple làm được. Tương tự, Apple cũng học theo những cải tiến các công ty khác xem là quan trọng, như thanh thông báo (notification) trên thiết bị Android. Mỗi công ty dẫn đầu một đường, và mọi công ty khác đi theo. Đó là vòng quay hiển nhiên của đổi mới.
 

Theo ictnews

Các tin cũ hơn