Xây dựng thương hiệu thành công vẫn cần "offline"

Thứ sáu, 18/05/2012, 10:45
Tại sao khi các mạng xã hội như Facebook đã thu hút được hàng triệu người tham gia, yếu tố thành công trong xây dựng thương hiệu vẫn ở bên ngoài thế giới trực tuyến?

>>Hong khô điện thoại bằng ...gạo>>Người trẻ châu Á “mệt mỏi” vì Facebook 

Việc Facebook sắp phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) đã gây tiếng vang trên cộng đồng cả về mặt tài chính và marketing. Facebook hiện là vua trong thị trường truyền thông xã hội; sự phát triển và khả năng thu hút người dùng trung thành của mạng xã hội này rất đáng được ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, đối với các thương hiệu, các mạng xã hội trực tuyến vẫn còn ở rất xa so với “Chén Thánh” trong marketing (The Holy Grail of Marketing, một công cụ có thể xây dựng hay hủy hoại mọi sản phẩm/dịch vụ trên thị trường). Rõ ràng là những cuộc trò chuyện mặt đối mặt, thế giới thực có tác động mạnh mẽ hơn và lớn hơn nhiều.

Người ta cho rằng phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến chính là hình thức “Word of Mouth on Steroids”, có nghĩa là dựa vào truyền miệng giới thiệu về một nhãn hàng, sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể từ một cá nhân, tạo ra sự lan truyền từ người này sang người khác mà không có sự can thiệp của quảng cáo, biến khách hàng trở thành người ủng hộ, chia sẻ về sản phẩm của mình trong dài hạn.

Điểm chính cho lập luận đó là niềm tin rằng các cuộc hội thoại trực tuyến sẽ lan truyền đến hàng trăm hoặc hàng ngàn người (và có thể hơn nữa)chỉ với cú nhấp chuột. Tuy nhiên, đó là khả năng về mặt lý thuyết, chứ không phải là cách chia sẻ trực tuyến đang diễn ra. Hầu hết các liên kết được chia sẻ chỉ tới được 5 đến 10 người. Và đội quân khổng lồ của những người hâm mộ Facebook, hóa ra lại không quá tích cực quan tâm tới những thương hiệu mà họ đã thích (like). Chưa đến 1% các fan của các thương hiệu trên Facebook có hành động tham gia tích cực, mang lại những con số khổng lồ cho các thương hiệu.

sbk_textyourorder_flash.jpg

Trong khi đó, nghiên cứu của hãng tin Wall Street Journal, có 90% các cuộc hội thoại truyền miệng về các thương hiệu diễn ra offline, chủ yếu là mặt đối mặt, tại các hộ gia đình, văn phòng, nhà hàng và cửa hàng, đây là những nơi mọi người hay tụ tập. Những cuộc hội thoại chứa đựng nhiều mong muốn chia sẻ hơn với mọi người, và đem lại nhiều sự tín nhiệm hơn, một khi sản phẩm nào đó được nhận xét tốt thì khả năng nó được mua sẽ lớn hơn khi được thảo luận trực tuyến.

Vậy, nếu không thông qua Facebook và các trang mạng xã hội khác, thì các thương hiệu sẽ phải làm gì để tạo ra các cuộc trò chuyện? Bạn hãy bắt đầu một câu chuyện mà người tiêu dùng muốn nói tới. Bạn muốn truyền đạt thông điệp nào về thương hiệu và các mẫu sản phẩm của bạn? Một khi bạn đã có thông điệp và mục tiêu trong đầu, thì sau đó bạn mới biết được cách chọn các kênh để tiếp cận với mọi người và khuyến khích chia sẻ một cách thích hợp. Và hóa ra, kênh hiệu quả nhất và lớn nhất để châm ngòi cho các cuộc trò chuyện không phải là truyền thông xã hội trực tuyến mà là quảng cáo trả tiền. Một phần tư các cuộc hội thoại về các nhãn hiệu đều có một tham chiếu rõ ràng cho quảng cáo.

Thị trường người tiêu dùng ngày nay mang tính xã hội cao, nhưng không phải vì nền tảng hay các công nghệ cụ thể nào đó. Những doanh nghiệp sẽ thành công nhất trong tương lai là những doanh nghiệp thực hiện theo một mô hình, trong đó đặt con người, chứ không phải là công nghệ vào trung tâm của các sản phẩm, chiến dịch và các chiến lược thị trường. Những người có được thành công lớn nhất sẽ nhận ra rằng có rất nhiều cách để khai thác sức mạnh của người tiêu dùng mang tính xã hội của ngày hôm nay. Làn sóng xã hội lớn này là một cơ hội mà không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua.
 

Theo ictnews

Các tin cũ hơn