Công chức bị cấm đủ điều nhưng vẫn... béo phì

Thứ ba, 08/01/2013, 09:18
Vật vã kên than, lương không đủ sống, hàng loạt lệnh cấm nhưng trên thực tế trở thành công chức là niềm mơ ước của số đông. Thậm chí có người sẵn sàng đổi cả một khoản tiền tương đương hàng trăm tháng lương để được… làm công chức.

Khổ như công chức

Từ 1/7/2013, mức lương tối thiểu của công chức tăng từ 1,05 triệu lên 1,15 triệu đồng. Như thế, một người có tấm bằng đại học bắt đầu làm việc cho các cơ quan Nhà nước với hệ số nhân ban đầu 2,34 sẽ có mức lương tháng là 2.691.000 đồng, tương ứng với khoảng 130 đô la Mỹ.

Mức lương này sẽ thay đổi khi hệ số thay đổi theo thâm niên, chức vụ và bằng cấp.

Nếu so sánh đồng lương công chức với mặt bằng giá cả thì lương công chức rõ ràng không đủ sống. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, 98% công chức cho rằng mức lương tối thiểu thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương.

phung dieu

Lương công chức dù không đủ sống nhưng nhiều người vẫn chấp nhận mất cả khoản tiền lớn đề được chạy vào công chức


Với hệ số lương hiện nay để phải trang trải chi phí học cho con cũng phải mất từ 1-2 triệu/tháng, tiền điện nước, sinh hoạt, tiền xăn xe, cafe... thì số tiền lương dè xỉn chắc cũng chỉ đủ để trang trải cho sinh hoạt cá nhân.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), băn khoăn phải nói thẳng ra là lương hiện nay thấp quá mức. Một cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học mà lương chỉ khoảng 1,8 triệu đồng/tháng, không bằng lương của công nhân quét dọn.

Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) nói: Từ năm 2003 đến nay, chúng ta đã 7 lần điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu căn cứ theo đề án. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện như hiện nay, giá cả tăng cao nếu chỉ trông chờ tiền lương thì cán bộ, công chức rất khó khăn, không đảm bảo cuộc sống...

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Thang Văn Phúc tâm sự: Hồi còn làm thứ trưởng, lương ông chưa tới 10 triệu đồng, không đủ sống.

Theo ông, lương công chức còn quá nhiều bất cập. Công chức là những người được đào tạo bài bản, đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, sự tận tuỵ và đạo đức cao, đó là loại lao động quyền lực, nhưng lương của họ lại quá thấp.

Đó là con chưa kể hàng loạt chuyện cấm đối với công chức như: Cấm công chức uống rượu buổi trưa; đám ma không quá 7 vòng hoa; đám cưới không quá 30 mâm, 300 khách... nếu cứ như hiện nay thì đúng là công chức khổ quá.

Vào công chức để làm gì?

Làm công chức khổ, song, thực tế việc trở thành công chức vẫn hấp dẫn đối với xã hội, vẫn là niềm mơ ước của số đông, thậm chí có người sẵn sàng đổi cả một khoản tiền tương đương hàng trăm tháng lương để được… làm công chức.

Ông Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội từng phát biểu- tại cuộc họp của HĐND TP  thì việc “chạy” công chức không dưới 100 triệu đồng.

Tại sao lại có nghịch lý như vậy, lương công chức không đủ sống nhưng vẫn mong muốn được làm công chức rồi vật vã than khổ.

“Vậy công chức sống bằng gì?”. Nếu như có một cuộc khảo sát nghiêm túc xung quanh câu hỏi này, chắc chắn câu trả lời sẽ liên quan đến hai từ “tham nhũng”.

TS Đặng Đức Đạm - nguyên Phó Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cũng chỉ ra rằng một nghịch lý, dù chỉ có đồng lương “ba cọc ba đồng” nhưng hầu hết CBCC đều sống đàng hoàng; tiền lương rất thấp nhưng để được vào biên chế hưởng đồng lương ít ỏi đó lại cực kỳ khó khăn; tiền lương không đủ sống nhưng khi đến tuổi rất nhiều người vẫn không muốn về hưu.

Những nghịch lý này chỉ có thể giải thích bằng thực tế, đó là thu nhập ngoài lương rất lớn, hay lợi thế không phải chỉ là vấn đề vật chất để từ đó tạo ra các mối quan hệ làm ăn, dự án khác...

Nghiên cứu mới nhất do Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam vừa công bố tháng 10/2011, cũng cho thấy có tới 15% công chức ở Hà Nội và TP. HCM ở độ tuổi từ 45-49 thừa cân, béo phì. Còn trên thực tế hiện nay, nhiều trụ sở cơ quan Nhà nước đang ken dày chỗ đỗ xe hơi của công chức.

Tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng, vấn đề tham nhũng vẫn là một quốc nạn. Qua những con số 4.572 vụ tố cáo tham nhũng, phát hiện 466 vụ với 727 người có hành vi tham nhũng; 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can, truy tố 1.603 vụ với 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ với 3.387 bị can; thu hồi tài sản tham nhũng là 1.061 tỉ đồng, 218,h ha đất;…

Rõ ràng vấn đề tham nhũng đang nổi cộm nhưng chống tham nhũng lại chưa có hiệu quả, nên giải pháp sẽ là tăng lương cho người có chức quyền.

Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) nhấn mạnh, tăng lương đi kèm xử lý mạnh tham nhũng là biện pháp cấp bách nhằm đẩy lùi tham nhũng trong cán bộ công chức, lãnh đạo, đảng viên.

Công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo (BCĐ) T.Ư về phòng chống tham nhũng và Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, bốn ngành được cho là tham nhũng phổ biến gồm cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.

Theo Baodatviet

Các tin cũ hơn