Yêu cầu Nga đóng cửa các lãnh sự quán: Mỹ hết bài?

Thứ sáu, 01/09/2017, 11:41
Nguy hại hơn là những hành động của Mỹ có thể khiến Nga dừng cuộc chơi mà Mỹ lại không thể tuyên bố chiến thắng....

Washington quyết không dừng vòng xoáy trừng phạt – trả đũa với Moscow

Đúng như dự đoán, cú đánh nguội quá lực của Moscow - cắt giảm tới 755 nhân viên ngoại giao Mỹ tại Nga - đã bắt đầu cho sự trả đũa mới của Washington, yêu cầu kết thúc vòng xoáy trừng phạt - trả đũa của Ngoại trưởng Nga S.Lavrov đã không được người Mỹ lắng nghe.

Washington luôn không chấp nhận thua hay lép vế trong bất kỳ cuộc chiến nào, dù là cuộc chiến quân sự hay kinh tế, dù là xung đột chính trị hay ngoại giao, nhất là khi tình hình chính trị, nội trị và chiến lược đối ngoại của Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trong cuộc xung đột Nga – Mỹ hiện nay, Washington là bên khởi phát trừng phạt,  nếu dừng lại sau khi đối thủ trả đũa thi người Mỹ luôn là bên thất thế, trừ khi việc trả đũa của đối phương mang tính chiếu lệ.

Bộ đội Trump - Putin không thể cải thiện quan hệ Nga - Mỹ

Do vậy, việc Moscow tung đòn trừng phạt quá nặng với Washington - một lần trả đũa cho ba lần trừng phạt - đã khiến cho vòng xoáy trừng phạt - trả đũa giữa Nga và Mỹ chưa thể dừng lại được.

Theo tin mới nhất từ Reuters, ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố yêu cầu Nga phải đóng cửa lãnh sự quán Nga tại San Francisco và các cơ sở ngoại giao ở Washington và New York, nhằm trả đũa đòn trừng phạt của Moscow.

"Chúng tôi tin rằng hành động của Nga không có lý do chính đáng và gây bất lợi cho mối quan hệ chung giữa hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Nauert, lên tiếng về việc Moscow yêu cầu cắt giảm nhân viên ngoại giao Mỹ tại Nga.

"theo tinh thần của sự tương xứng như cách gọi của người Nga, chính phủ Mỹ đã yêu cầu chính phủ Nga đóng cửa lãnh sự quán San Francisco và cơ quan ngoại giao tại Washington, D.C. và New York vào ngày 2/9/2017", bà Nauert cho biết.

Lãnh sự quán Nga tại San Francisco là cơ quan lãnh sự của Nga được thành lập sớm nhất ở Mỹ, xử lý những công việc của ngoại giao nhà nước liên quan đến 7 tiểu bang ở phía Tây nước Mỹ.

Bên cạnh đó, Nga còn ba quan lãnh sự quán khác ở New York, Seattle và Houston. Và theo yêu cầu mới nhất thì cơ quan ngoại giao Nga tại New York cũng phải bị đóng cửa vào ngày 2/9 tới đây.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Nga có thể tiếp tục duy trì quyền sở hữu các cơ sở bị đóng cửa hoặc chuyển nhượng, nhưng không được phép thực hiện các hoạt động ngoại giao ở đó.

"Ngay cả sau khi đóng cửa, Nga vẫn duy trì nhiều cơ sở ngoại giao và lãnh sự tại Mỹ nhiều hơn Mỹ có ở Nga. Chúng tôi đã chọn để cho phép Nga duy trì một số cơ sở ngoại giao trong nỗ lực không làm phức tạp hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước".

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, không có nhà ngoại giao Nga nào bị trục xuất trong lần trừng phạt này và những nhân viên làm việc tại lãnh sự quán Nga ở San Francisco có thể làm việc ở các cơ sở ngoại giao khác của Nga tại Mỹ.

Reuters bình luận rằng, thông cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ là bằng chứng rõ ràng nhất về việc quan hệ Nga - Mỹ không thể được cải thiện, mà ngược lại càng xuống thấp hơn dưới thời chính quyền Trump.

Ngay sau khi có thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điệm đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga tỏ ý lấy làm tiếc về quyết định của Washington.

Và theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, Moscow cho hay sẽ theo dõi sát những  biện pháp mới người Mỹ loan báo, sau đó sẽ có phản ứng phù hợp.

Liệu Nga có dừng lại hay tiếp tục vòng xoáy trừng phạt - trả đũa với Mỹ?

Washington đã hết bài?

Có thể thấy rằng, việc trừng phạt Nga được Mỹ khởi phát luôn dựa trên những cơ sở không thuyết phục và mục đích chỉ là muốn Nga phải, hoặc chấp nhận thất bại và xuống thang, hoặc phải trả giá và sụp đổ.

Phải chăng Mỹ đã hết bài trong cuộc chiến ngoại giao với Nga?

Tuy nhiên, thực tế lại không diễn ra như tính toán của Washington, mà một phần là do người Mỹ tính sai, một phần bị Moscow hoá giải. Và đó được xem là nguyên nhân khiến Mỹ luôn phải tìm ra các biện pháp trừng phạt mang tính dây chuyền.

Sau khi không thể thành công với lệnh cấm vận Nga, bởi thiết kế cho ngắn hạn phải áp dụng cho dài hạn, Washington đã xem kết quả bầu cuộc cử Tổng thống không như ý của người Mỹ là cơ hội tiếp tục trừng phạt Moscow, với cái cớ có "yếu tố Nga" tác động vào bầu cử Mỹ.

Khi chỉ còn chưa đầy 72 tiềng đồng hồ là kết thúc năm 2016, ngày 29/12/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga khỏi nước Mỹ, với lý do bị cáo buộc làm gián điệp.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố áp đặt biện pháp trừng phạt với hai cơ quan tình báo khác của Nga là Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Cơ quan Tình báo Quân sự (GRU) vì cáo buộc xâm nhập trái phép vào các tổ chức chính trị Mỹ.

Cùng với đó là quyết định đóng cửa hai cơ sở ngoại giao của Nga ở New York và Maryland vì bị Washington nghi ngờ thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động tình báo.

Hành động đó của Washington bị Tổng thống Nga Vladimir Putin xem là hành động của kiểu ngoại giao "bếp núc" và không thèm trả đũa. Về mặt ngoại giao quốc tế thì đó là một thất bại của vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.

Khi chính quyền Mỹ nhiệm kỳ 57 được thành lập, "yếu tố Nga" có trong kết quả bầu cử Mỹ đã được khai thác tối đa nhằm cộng hưởng với những mất mát trong chiến lược đối ngoại làm cơ sở cho những hành động trừng phạt tiếp theo của Washington.

Và thế là hàng loạt những thể nhân, pháp nhân của Nga, liên quan tới Nga bị liệt vào danh sách bị Mỹ trứng phạt. Song dường như người Mỹ vẫn không thể yên tâm khi cơ chế tác động của Putin vào nội tình nước Mỹ vẫn chưa tìm ra được.

Putin đã xem thường kiểu ngoại giao bếp núc của Obama

Washington đã dùng chiêu luật hoá trừng phạt Nga, nhằm buộc Moscow phải "sống chung với trừng phạt" trong thời gian không thể xác định. Tuy nhiên người Mỹ không ngờ Putin đã quá quyết liệt khi tung ra đón đánh nguội nhiều công lực.

Việc cắt giảm tới 2/3 nhân viên ngoại giao Mỹ tai Nga khiến cho hoạt động ngoại giao nhà nước của Mỹ tại Nga rơi vào khủng hoảng. Và đương nhiên, với tính cách của người Mỹ, thì sự việc sẽ không thể dừng lại.

Chỉ có điều, các hành động nối tiếp chuỗi trừng phạt - trả đũa của Washington ngày càng cho thấy giảm tác hiệu, thậm chí có tác hiệu ngược, mà đã thể hiện qua "tâm thư" của Đại sứ Mỹ tại Nga trong vụ dừng thị thực nhập cảnh với công dân Nga.

Nguy hại hơn, những hành động đó có thể khiến Nga dừng cuộc chơi mà Mỹ lại không thể tuyên bố chiến thắng. Với thực thế như vậy, phải chăng Mỹ đã hết bài để đối phó với Nga trong vòng xoáy xung đột tưởng chừng không hồi kết này?

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn