Israel lo lắng về vai trò của Ai Cập trong tiến trình hòa bình Palestine
Trang tin Israel DEBKAfile vừa có bài bình luận cho rằng, chính quyền Tel Avip đã bị giật mình bởi lời bình luận của Tổng thống Ai Cập Abdel Fatteh El-Sisi rằng, quá trình hòa giải Israel-Palestine ông đang đứng ra làm trung gian sẽ dẫn tới hòa bình với Israel.
Ông Abdel Fatteh El-Sisi đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn hôm 9 tháng 10: "Những động thái của Ai Cập nhằm giúp người anh em Palestine bắt đầu một giai đoạn mới của sự đoàn kết trên các dải đất Palestine sẽ mở đường cho một sự hòa bình giữa Palestine và Israel".
Nhà lãnh đạo Ai Cập đã xác định mục tiêu của mình là “thành lập một nhà nước độc lập Palestine để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người Palestine về một cuộc sống an toàn, ổn định và thịnh vượng”.
Ông El-Sisi không bổ sung thêm chi tiết, nhưng ông nói đủ để chính quyền của ông Netanyahu hiểu được mục đích cuối cùng của mình. Quá trình hòa giải Palestine rõ ràng là đang đi theo định hướng đúng đắn của chính quyền Cairo, trong các cuộc đàm phán với Israel.
Chính sách của Tel Avip về việc phá hoại những nỗ lực của Cairo trong việc tái định hướng sự chia rẽ nội bộ giữa hai tổ chức lớn nhất của người Palestine là Hamas và Fatah đã thất bại, khiến Israel không có tiếng nói nào trong quá trình tìm kiếm hòa bình trên dải đất này.
Tiến trình hòa bình Palestine-Israel đang có những diễn biến phức tạp |
Chính phủ Netanyahu cuối cùng đã bắt đầu hiểu ra rằng, việc tin tưởng vào người Ai Cập “bằng đôi mắt khép kín” có thể dẫn đến những rủi ro lớn, khiến Isreal mất kiểm soát đối với vấn đề Palestine.
Do đó, chính quyền của Trump đã được yêu cầu tìm hiểu về những gì đang diễn ra.
Kết quả là ông Jason Greenblatt, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về vấn đề xúc tiến tiến trình hòa bình Israel-Palestine, đã thể theo yêu cầu của Tel Avip để đến Cairo vào ngày 9 tháng 10, nhằm yêu cầu nhà lãnh đạo El-Sisi cho biết Ai Cập thự sự đang làm gì.
Đó là nguyên nhân tại sao vòng đàm phán Cairo giữa Lực lượng chính trị đang lãnh đạo Palestine là Fatah và tổ chức vũ trang Hamas đã được lùi trở lại - mặc dù chỉ một ngày - từ hôm 9/10 đến 10/10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đưa ra những tuyên bố và hành động bất ngờ theo định hướng giống như của Ai Cập. Nỗ lực hòa giải Israel-Palestine của ông được nhìn nhận như một chiến lược để loại bỏ sự can thiệp của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar vào các vấn đề ở dải Gaza.
Israel lo lắng về chiến lược mới của Hamas
Nỗ lực của Ai Cập bây giờ đã cho thấy những quan điểm khác nhau về vấn đề đem lại hòa bình cho người Israel và người Palestine.
Trong khi đó, các nhà đàm phán của Hamas cũng đang chuẩn bị cho một vài bất ngờ đối với Tel Avip trong vòng đàm phán kế tiếp tại Cairo.
DEBKAfile thông báo, họ đã nhận được thông tin độc quyền về bản chất của những ngạc nhiên mà Hamas sẽ đem tới Cairo. Họ rõ ràng coi trọng việc "mở đường cho một nền hòa bình giữa Palestine và Israel", mà hy sinh lợi ích của mình - theo lời Tổng thống Ai Cập hôm 9/10.
Những điểm mà Hamas sẽ thực hiện bằng được để nhằm đem lại nền hòa bình cho Palestine bao gồm 2 điểm cơ bản sau đây:
1. Hamas cam kết với Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas và các nhà trung gian Ai Cập là sẽ hủy bỏ tuyên bố của mình là trở thành một trong những lực lượng đại diện cho chính phủ đoàn kết Palestine trong tương lai.
Như vậy là Hamas đã từ chối cơ hội trở thành một thế lực chính trị trong tương lai của chính quyền Palestine. Đó là sự hy sinh rất lớn của họ đối với tiến trình hòa giải với Israel; nhưng điều này lại không hề có lợi với Tel Avip.
2. Hamas cũng cam kết đáp ứng lời kêu gọi của chính quyền Palestine về việc “không tổ chức bất kỳ một phong trào nào chống lại lực lượng chính trị Fatah của ông Abbas trong các cuộc bầu cử trong tương lai, trong cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống và nắm quyền lãnh đạo Quốc hội”.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fatteh El-Sisi là nhà trung gian chính cho tiến trình hòa bình Palestine-Israel |
Hamas đang đề nghị thành lập một đảng mới dưới cái tên mới - ví dụ như "Mặt trận Tư pháp Palestine" - cho các đảng viên của mình được tham gia bầu cử để ủng hộ Fatah, nhằm đảm bảo rằng Abbas và đảng của ông sẽ chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử.
DEBKAfile nhận định rằng, với những chiến lược này, “phong trào Hồi giáo cực đoan” Hamas đang đi trên con đường đạt được hai mục tiêu chính: Một là bàn giao toàn bộ trách nhiệm ngân sách và việc quản lý dải Gaza cho Cơ quan Palestin và ông Abbas; đổi lại, Fatah sẽ phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động của cánh vũ trang và kho vũ khí của Hamas.
Như vậy, thực chất là Hamas đang trên đường trở thành một Hezbollah Lebanon mới của Palestine, có lãnh thổ riêng mà không phải lo về ngân sách; vẫn giữ được nền tảng chính trị và quân đội riêng của mình.
Mặc dù trong thời điểm hiện nay, lực lượng chính trị của Hamas sẽ không được công khai tham chính nhưng với việc thành lập các chính đảng khác nhau và cho lực lượng nòng cốt của mình tham gia các đảng đó; trên thực tế, Hamas vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền chính trị của Palestine.
Và với những biến động chính trị trong tương lai xa, Hamas vẫn có thể hợp pháp hóa sự tồn tại chính trị của mình trong chính quyền Palestine giống như Hezbollah hiện nay ở Lebanon. Và khi đó, Israel vẫn tiếp tục phải đối mặt với những kẻ thù ngày càng lớn mạnh.
Theo Đầt Việt