|
Nhiều làng nghề truyền thống sản xuất các dụng cụ, phương tiện đánh bắt thủy sản đang tất bật theo con nước |
Ở các làng sản xuất lưới Thôn Rơm (Thốt Nốt, TP.Cần Thơ); làm lờ, lợp ở Ô Môn (Cần Thơ); làm lưỡi câu Mỹ Hòa ở Long Xuyên (An Giang); làng đan lợp cá linh, lợp cua ở An Phú (An Giang) và đóng xuồng ghe ở Lai Vung (Đồng Tháp), Phung Hiệp (Hậu Giang)… không khí sôi động, hớn hở sau nhiều năm vùng ĐBSCL lũ lại về.
|
Làng nghề sản xuất lưới ở Thôn Rơm, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mỗi người thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày |
|
Bình quân mỗi tay lưới có giá bán từ 150.000 - 300.000 đồng (tùy loại lưới có chiều dài từ 50-100 m/tay), giá tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm rồi |
|
Các cơ sở sản xuất lưới cho biết, năm nay lũ về sớm ở ĐBSCL nên thị trường lưới bán rất chạy cho ngư dân trong nước và cả xuất khẩu sang Campuchia với sản lượng tăng hơn năm rồi khoảng 15-20% |
|
Năm nay có thêm sản phẩm mới là loại lưới đăng có chiều dài từ 100-200m được nhiều người ưa chuộng, sản phẩm không đủ bán |
|
Một công đoạn sản xuất lợp |
|
Kiểm tra sản phẩm |
|
Lợp thành phẩm giá từ 25.000 - 35.000 đồng/cái, tăng hơn năm ngoái khoảng 3.000 - 5.000 đồng/cái |
|
Làng làm các loại lưỡi câu cá đồng ở phường Mỹ Hòa, Long Xuyên (An Giang) đang vào vụ hối hả |
|
Bà Lý Kiêm Nga, theo nghề làm lưỡi câu hơn 40 năm, cho biết: Kể từ tháng 6 âm lịch, gia đình chuẩn bị vào vụ sản xuất. Đặc biệt năm nay có rất nhiều khách hàng ở tận Campuchia đến ký hợp đồng đặt mua từ 1-2 tấn lưỡi câu các loại |
|
Cơ sở đóng xuồng, ghe mùa lũ của anh Trần Bá Ngữ ở ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, Lai Vung (Đồng Tháp), trung mình một tuần tiêu thụ trên 100 chiếc xuồng lũ, giá loại I 1,7 triệu đồng/chiếc, lọai II 1,2 triệu đồng/chiếc |
|
Thương lái thu mua xuồng từ các làng nghề chở bằng ghe bầu đi bán dạo khắp nơi. Một hình ảnh quen thuộc trong mùa lũ ở ĐBSCL |
|
Gọi là xuồng lũ vì tuổi thọ của nó thường chỉ trong mấy tháng mùa lũ. Đây là loại phương tiện phổ biến được ngư dân miền Tây dùng để di chuyển và đánh bắt thủy sản |
Theo Thanh Niên